Doanh nghiệp Việt cần lưu ý những gì khi xuất khẩu dứa sang thị trường châu Âu?

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ và thực hành tốt các quy định chung của EU về tiêu chuẩn chất lượng, chính sách kiểm dịch.

Chiều ngày 30/8/2022, tại tỉnh Tiền Giang, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại Châu Âu (Vương quốc Anh, CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Sỹ) và Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm dứa sang thị trường Châu Âu.

Sự kiện nhằm tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất khẩu dứa tươi và các sản phẩm, chế phẩm từ dứa, là nhóm sản phẩm Việt Nam có nhiều triển vọng với thị trường Châu Âu như yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu...

Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu dứa sang châu Âu
Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu dứa sang châu Âu

Tại phiên tư vấn, bà Inge Ribbens, Chuyên gia Bộ phận Quốc tế, Hiệp hội xúc tiến xuất nhập khẩu hoa quả tươi Hà Lan cho biết: Hà Lan là cửa ngõ xuất nhập khẩu quan trọng đối với nhiều mặt hàng trái cây ra, vào thị trường Châu Âu. Năm 2021, Hà Lan nhập khẩu trên 250 nghìn tấn dứa các loại và là nước có kim ngạch nhập khẩu dứa nhiều nhất trong EU. Hà Lan nhập khẩu dứa chủ yếu từ Costa Rica, Ecuador, Cote D’Ivoire và một số lượng nhỏ từ các thị trường Châu Á như Thái Lan, Sri Lanka, Philippines...

Để các sản phẩm dứa Việt Nam thâm nhập và phát triển tại thị trường Hà Lan, bà Inge Ribbens khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ và thực hành tốt các quy định chung của EU về tiêu chuẩn chất lượng, chính sách kiểm dịch, quy định về an toàn thực phẩm và tính bền vững liên quan đến sản phẩm, cùng với những yêu cầu, quy định riêng của từng hệ thống phân phối như các vấn đề về trách nhiệm xã hội.

Bà Inge Ribbens đã gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét tham dự các hội chợ chuyên ngành lớn liên quan tới trái cây trên thế giới như: Fruit Attraction Madrid, SIAL Paris, Fruit Logistica Bangkok, Gulfood Dubai…, để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm và tiếp cận trực tiếp các nhà nhập khẩu Châu Âu tiềm năng.

Trong khi đó, đối với thị trường Thuỵ Sỹ, giống như nhiều thị trường ở Châu Âu không trồng dứa, Thuỵ Sỹ nhập khẩu với nhu cầu khoảng 20 nghìn tấn/năm các sản phẩm dứa tươi, dứa đã chế biến và bảo quản (dứa hộp), nước dứa ép… Thời gian qua thị trường này đang gia tăng xu hướng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và có chứng nhận Fairtrade.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...