Doanh nghiệp xi măng cần bám sát những diễn biến của thị trường để điều chỉnh sản xuất

Theo Bộ Xây dựng, năm 2023 các doanh nghiệp xi măng được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Từ nhận định trên, Bộ Xây dựng cho rằng các doanh nghiệp xi măng phải theo dõi sát diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định.

Trong đó, Bộ Xây dựng nhấn mạnh các doanh nghiệp xi măng phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dẫn thông tin từ Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành trong năm 2023 khoảng 100 - 105 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 60 - 65 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 35 - 40 triệu tấn.

Doanh nghiệp xi măng cần bám sát những diễn biến của thị trường để điều chỉnh sản xuất
Doanh nghiệp xi măng cần bám sát những diễn biến của thị trường để điều chỉnh sản xuất

Theo Bộ Xây dựng, từ những diễn biến thị trường sản xuất, tiêu thụ dự báo cả trong năm 2023 các doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dư cung cao, cung vượt cầu.

Tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp xi măng đang trông chờ tín hiệu từ sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản với một loạt giải pháp đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung thực hiện nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh...

Trong khi đó ở thị trường xuất khẩu, với tình hình thế giới diễn biến phức tạp bởi dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine, cùng với đó là việc các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, áp dụng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao... có thể sẽ tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu xi măng.

Do đó, ngoài những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xi măng như đã nêu ở phần đầu, Bộ Xây dựng cho biết Nhà nước cũng sẽ có những chính sách phù hợp để điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than, xăng, dầu. Đây đều là đầu vào của ngành sản xuất xi măng hiện nay.

Được biết, Bộ Xây dựng đang triển khai các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng, tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Song song đó là đẩy mạnh việc tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất xi măng; kết hợp nghiên cứu phát triển các loại xi măng bền sulfat phục vụ xây dựng dự án, công trình ven biển, hải đảo.

Xem thêm

Việt Nam – Philippines thoả thuận hợp tác kinh doanh xuất khẩu xi măng

Việt Nam – Philippines thoả thuận hợp tác kinh doanh xuất khẩu xi măng

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Philippines của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam từ ngày 23 - 25/11/2022, lãnh đạo 2 bên đã có những ký kết đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...