Đón dòng vốn “khủng”, bất động sản TP.HCM xuất hiện “điểm nóng” mới

Cơn sốt giá bất động sản năm 2017 đã lan rộng toàn TP.HCM nhưng dường như vẫn có một khu vực mà cơn bão giá này chưa đi qua, đó chính là quận 8. So với các ‘đối thủ’ có cùng bán kính như quận 7, quận
Đón dòng vốn “khủng”, bất động sản TP.HCM xuất hiện “điểm nóng” mới

Đây chính là yếu tố làm nên bất ngờ cho thị trường bất động sản quận 8 trong năm 2018, nhất là khi TP.HCM khơi thông được dòng vốn, đẩy mạnh chương trình chỉnh trang đô thị, cải tạo kênh rạch. Trong đó, trọng tâm sẽ là quận 8.

Gỡ nút thắt về hạ tầng bằng cơ chế đặc thù

Trong vài năm gần đây, khi nói đến cơ sở hạ tầng, TP.HCM gần như “lép vế” so với thủ đô Hà Nội. Những công trình hạ tầng trọng điểm của thành phố triển khai khá ì ạch vì thiếu vốn. Nút thắt về hạ tầng là một trong những nguyên nhân chính khiến kinh tế TP.HCM thiếu đi sức sống, bộ mặt đô thị kém khởi sắc.

Nút thắt này sẽ được tháo gỡ kể từ ngày 15/01/2018 khi TP.HCM có thêm quyền tự quyết với ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng. Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng: Dư địa tăng trưởng và phát triển cho TP.HCM còn rất lớn. Với cơ chế đặc thù đã được Quốc hội thông qua và TP.HCM xác định được hướng đi đúng, cách làm phù hợp thì trong 10 năm là đủ tạo ra những thay đổi nền tảng của một đô thị hiện đại.

“TP.HCM sẽ có nhiều nguồn lực hơn để phát huy tiềm năng và lợi thế nhằm có thể cạnh tranh quốc tế và rút ngắn khoảng cách với thành phố trong khu vực châu Á như Seoul của Hàn Quốc, Thượng Hải của Trung Quốc...”, ông Lê Minh Hoàng khẳng định.

Điểm mấu chốt trong chiến lược thay đổi diện mạo đô thị của TP.HCM chính là chương trình chỉnh trang đô thị, cải tạo kênh rạch. Theo thống kê, TP.HCM vẫn còn khoảng 22.000 căn nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch bị ô nhiễm nặng. Trong đó, quận 8 là nơi có nhiều hộ sống ven kênh rạch nhất khi chiếm tỷ lệ lớn nhất với 9.503 căn, tập trung tại các kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, Đôi, Tẻ, Ông Bé, Xóm Củi, Ruột Ngựa, Bến Nghé… Nếu tính riêng kênh Đôi - kênh Tẻ đã có đến 5.300 căn nhà lụp xụp với 32.000 nhân khẩu.

Tương lai Bến Bình Đông nhìn từ Bến Vân Đồn

Nếu cần lấy một hình ảnh tiêu biểu cho sự thay đổi bộ mặt đô thị từ việc chỉnh trang, cải tạo kênh rạch thì không có hình ảnh nào rõ nét hơn Bến Vân Đồn, quận 4. Bởi ít ai biết, cách đây 5 năm, Bến Vân Đồn và quận 4 không nằm trong bản đồ của giới bất động sản tại TP.HCM. Đây vốn dĩ là một “điểm đen” mà hiếm có nhà đầu tư nào đoái hoài tới. Nhưng khi dự án cải tạo kênh Tàu Hũ, mở rộng đường Bến Vân Đồn hoàn thành năm 2013, mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt.

Thay vì được mệnh danh là “điểm đen”, Bến Vân Đồn được giới đầu tư địa ốc mệnh danh là “cung đường vàng”, thu hút hàng loạt các đại gia địa ốc như: Tập đoàn Novaland với các dự án: Galaxy 9, Icon 56, The Tresor, Saigon Royal Residence, River Gate… Bên cạnh đó là TNR Holdings với dự án The GoldView, liên doanh Phát Đạt – Thảo Điền Investment với dự án Milennium Masteri, liên doanh Hồng Hà – Tiến Phát với dự án Grand Riverside…

Câu chuyện tương tự đó cũng đang diễn ra tại Bến Bình Đông, quận 8 khi khu vực này được phê duyệt nguồn vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để cải tạo kênh rạch và xây dựng hạ tầng giao thông đô thị.

“Sẽ có một Bến Vân Đồn thứ hai và cũng sẽ có một quận 4 thứ hai với những khu đô thị hiện đại, đáng sống tại quận 8 trong tương lai gần”, ông Ngọc Trân, một chuyên gia về bất động sản khẳng định. Theo vị chuyên gia này, xét về vị trí, quận 8 kết nối cực kỳ thuận lợi với quận 1, 4, 5, 6. Khoảng cách di chuyển về khu trung tâm chợ Bến Thành khá gần, mật độ hạ tầng hứa hẹn cải thiện đáng kể trong năm 2018.

Nhộn nhịp chợ hoa Tết tại Bến Bình Đông
Nhộn nhịp chợ hoa Tết tại Bến Bình Đông


Hiện quận 8 đã lên phương án di dời 2.910 căn nhà nằm ven kênh Đôi với tổng kinh phí 3.837 tỉ đồng, đồng thời triển khai xúc tiến bảy dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn với quy mô 6.100 căn hộ. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương giao cho 3 doanh nghiệp địa ốc lớn trên địa bàn thực hiện kế hoạch di dời, giải tỏa hàng nghìn căn nhà ven kênh rạch, dành đất chỉnh trang đô thị và phát triển dự án nhà ở hiện đại hơn.

Một quyết định khác cũng tác động mạnh đến hạ tầng khu Tây đó chính là việc UBND phê duyệt phương án xây dựng cầu Bình Tiên nối quận 6, quận 8 và Bình Chánh với tổng mức đầu tư lên đến 3.507 tỷ đồng.

“Đây là những quyết sách sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu Tây nói riêng và quận 8 nói chung. Chúng tôi sẽ làm rốt ráo để báo cáo lên thường trực UBND thành phố, triển khai sớm để biến quận 8 thành môi trường đáng sống cho người dân”, một vị lãnh đạo quận 8 chia sẻ với báo chí.

Đại gia địa ốc ồ ạt đầu tư “đón sóng”

Điều làm nên bất ngờ của quận 8 chính là bất động sản tại đây có mặt bằng giá cực thấp so với các “đối thủ” có cùng bán kính (quận 9, 7). Giá nhà tại địa bàn này còn ở mức cạnh tranh bậc nhất TP.HCM, điển hình là vẫn có nhiều dự án căn hộ có mức giá chỉ từ 1,1 tỷ đồng/căn. Cộng hưởng với những lợi thế vốn có, bất động sản quận 8 sẽ vượt qua Bình Tân, Tân Phú và cả Bình Chánh về độ “nóng” trong năm 2018 để tạo nên nhiều bất ngờ cho thị trường phía Tây TP.HCM.

“Việc chỉnh trang đô thị và cải tạo kênh rạch tại khu Tây và quận 8 là một cú hích để hạ tầng nơi đây phát triển. Kéo theo đó, giá bất động sản chắc chắn sẽ tăng vì tiện ích từ hạ tầng mang lại. Điều này các bạn đã chứng kiến được từ sự chuyển mình của Bến Vân Đồn”, chuyên gia Ngọc Trân nhận định.

Một lợi thế khác, theo ông Marc Townsend, nguyên Tổng GĐ CBRE Việt Nam, là quận 8 sở hữu hệ thống kênh rạch lớn, là điều kiện để xây dựng những dự án view sông đẹp. Dòng sản phẩm này ngày càng khan hiếm vì thế, những dự án mặt tiền sông luôn là lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thực tế, ở các thị trường địa ốc phát triển như: Hong Kong, London, bất động sản có view đẹp như sông, cầu cảng đã được kiểm chứng là có giá trị cao hơn các tài sản khác khoảng 20%.

Trong lúc các dự án chỉnh trang, cải tạo kênh rạch đang chuẩn bị triển khai, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đã đầu tư đón đầu, “bung” hàng tại quận 8. Trong số đó có thể kể đến Aurora Residences (DRH Holdings), Pegasuit (Phương Việt) và Topaz Elite (Vạn Thái Land)…

“Sự kết nối hạ tầng giao thông làm cho quận 8 có vị thế đặc biệt mà hiếm quận nào của TP.HCM có được. Do vậy, đây là yếu tố vô cùng thuận lợi để triển khai các dự án bất động sản. Và chắc chắn giá trị bất động sản sẽ tăng lên trong tương lai gần”, ông Lê Chí Hùng Việt, Phó Tổng giám đốc DRH Holdings, nhà phát triển dự án Aurora Residences chia sẻ.

Ông Việt cũng cho biết, do dự án Aurora Residences có vị trí vô cùng đặc biệt: Hai mặt tiền sông, hai mặt tiền đường nên khi công bố thông tin đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng.

Phối cảnh dự án Aurora Residences tọa lạc tại mặt tiền số 277 Bến Bình Đông, quận 8

Phối cảnh dự án Aurora Residences tọa lạc tại mặt tiền số 277 Bến Bình Đông, quận 8


“Trước khi cải tạo, Bến Vân Đồn có bộ mặt hạ tầng tệ hơn Bến Bình Đông hiện hữu. Như anh thấy, giá hiện tại của Bến Vân Đồn vào loại đắt ở thành phố nhưng cung vẫn không đủ cầu. Với hạ tầng Bến Bình Đông hiện hữu đã tốt và sau khi nhận sự đầu tư, cải tạo thì sẽ tốt hơn nhiều”, ông Việt nói thêm.

Đồng quan điểm này ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng giám đốc DKRS nhận định.“Cơn sốt bất động sản ven sông ở trung tâm tiếp tục lan tỏa ra vùng ven, nơi vẫn còn quỹ đất có thể khai thác lợi thế này. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế trên thị trường, tỷ lệ các dự án ven sông trong hàng chục dự án công bố thời gian gần đây không nhiều. Điều này kéo theo một thực tế là cung không đủ cầu.

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…