Đón "siêu máy bay" Boeing 787-9, Bamboo Airways mục tiêu vốn hoá 1 tỷ USD

Sự kiện đón chiếc Boeing 787-9 Dreamliner là dấu ấn mới nhất của Bamboo Airways sau gần một năm cất cánh bay với hàng loạt thành tựu gây ấn tượng mạnh mẽ. Với kế hoạch niêm yết cổ phiếu BAV trong năm 2020, vốn hóa của Bamboo Airways kỳ vọng đạt 1 tỷ USD.
Đón "siêu máy bay" Boeing 787-9, Bamboo Airways mục tiêu vốn hoá 1 tỷ USD

Lãnh đạo Tập đoàn FLC vừa chia sẻ những thông tin quan trọng về lộ trình mở rộng đội tàu bay, tuyến bay đặc biệt là kế hoạch bay thẳng tới Mỹ và việc niêm yết cổ phiếu BAV của Bamboo Airways trong năm 2020 đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Hãng hàng không Bamboo Airways tổ chức một chuỗi hoạt động quan trọng cùng ngày 22/12: đón máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên tại Hà Nội và Tọa đàm “Tiềm năng và cơ hội phát triển ngành hàng không Việt Nam” tại Hạ Long.

“Ha Long Bay” sẽ bay tuyến Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Phú Quốc.

Sáng 22/12/2019, máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên của Bamboo Airways đã về tới Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), đưa Bamboo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên khai thác máy bay thân rộng tại Việt Nam.

Tiếp đó, Boeing 787-9 Dreamliner này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Hà Nội đến Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Được đặt tên riêng là “Ha Long Bay” (Vịnh Hạ Long) – di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới của Việt Nam, đây là máy bay mở màn cho loạt máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner sẽ liên tục về với đội bay Bamboo Airways từ cuối 2019. Dự kiến đến tháng 1/2020, hãng sẽ vận hành 4 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner. 

Bamboo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên khai thác máy bay thân rộng tại Việt Nam.

Bamboo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên khai thác máy bay thân rộng tại Việt Nam.

Từ đầu tháng 1/2020, siêu tàu bay “Ha Long Bay” sẽ được Bamboo Airways khai thác chủ yếu trên đường bay Hà Nội – TP HCM và Hà Nội – Phú Quốc, đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của người dân trong dịp Tết Nguyên Đán 2020.

Đến chiều cùng ngày 22/12, Bamboo Airways tổ chức Tọa đàm “Tiềm năng và cơ hội phát triển ngành hàng không Việt Nam” tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - FLC Hạ Long (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhằm cung cấp các thông tin diễn biến về thị trường hàng không, thông tin chi tiết và toàn cảnh về Bamboo Airways cũng như triển vọng đầu tư vào hãng hàng không này.

Tại sự kiện, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC nhấn mạnh: “Sự kiện đón Boeing 787-9 Dreamliner là dấu ấn mới nhất của Bamboo Airways sau gần một năm cất cánh chính thức với hàng loạt thành tựu gây ấn tượng mạnh mẽ”. Cụ thể, tháng 1/2019, Bamboo Airways bắt đầu bay thương mại và nhanh chóng mở rộng mạng bay, đội tàu bay. Hiện, hãng đang khai thác 34 đường bay nội địa và quốc tế. Dự kiến đội bay của hãng sẽ nâng lên 30 máy bay đến tháng 1/2020, bao gồm các dòng máy bay hiện đại như Boeing 787-9 Dreamliner, Airbus A321neo.... 

Tính đến nay, Bamboo Airways đã thực hiện gần 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, vận chuyển gần 3 triệu lượt khách, đạt tỷ lệ đúng giờ trung bình 94% - dẫn đầu toàn ngành hàng không Việt Nam trung bình 11 tháng đầu năm 2019. 

Về chất lượng dịch vụ, Bamboo Airways được bình chọn là 1 trong 100 sản phẩm, dịch vụ tin và dùng được người tiêu dùng bình chọn trong năm 2019. Hãng nhận danh hiệu "Hãng hàng không có dịch vụ tốt nhất" trong nhóm ngành du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản.

Trên những nền tảng này, Bamboo Airways đang tăng tốc tiến tới mục tiêu 30% thị phần hàng không nội địa vào năm 2020, mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay đến năm 2020, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế. 

Đội bay của Bamboo Airways sẽ phát triển lên 30 máy bay vào quý 1/2020, dự kiến tiến tới 100 máy bay vào năm 2025, vận chuyển 50 triệu lượt khách/năm.

Chia sẻ về chiến lược phát triển của Bamboo Airways, bà Kiều Dung cho biết, “với mục tiêu đặt chất lượng dịch vụ cao cấp 5 sao lên hàng đầu, Bamboo Airways sẽ không ngừng mở đội tàu bay, với dòng máy bay thân rộng hiện đại, mở các tuyến bay nội địa và quốc tế kết nối tới các điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là chiếm 30% thị phần hàng không trong năm 2020. Hiện nay, hãng đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước sau khi đặt lộ trình xúc tiến IPO trong năm 2020, với kỳ vọng vốn hóa đạt 1 tỷ USD sau niêm yết”.

Được biết, Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đã công bố kế hoạch chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) mã cổ phiếu BAV trong năm 2020, dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán với mức giá khởi điểm dự kiến 60.000 đồng/CP.

Trước sự quan tâm của các nhà đầu tư, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ, Bamboo Airways cũng đang xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và kinh nghiệm, đặc biệt đến từ Mỹ, Nhật, châu Âu. Nhưng tập đoàn đặt mục tiêu chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không dưới giá 160.000 đồng/CP của Bamboo Airways.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…