Dow Jones bùng nổ, mức tăng lớn nhất trong 2 tháng qua

Chứng khoán Mỹ đã tăng cao hơn vào phiên 7/8, lấy lại một số điểm đã mất vào tuần trước, khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm cập nhật về báo cáo thu nhập và dữ liệu lạm phát tiêu dùng vào cuối tuần này…

Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) tại New York, Mỹ
Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) tại New York, Mỹ

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 407,51 điểm (+1,16%) lên 35.473,13 điểm - mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ ngày 15/6. Trong khi đó, S&P 500 tăng 40,41 điểm (+0,90%) thành 4.518,44 điểm và Nasdaq Composite tăng 85,16 điểm (+0,61%) lên 13.994,40 điểm.

Nasdaq nặng về công nghệ đã phá vỡ được chuỗi 4 phiên giảm điểm, tương tự như S&P 500, với hầu hết các chỉ số chính của S&P đều tăng, dẫn đầu là mức tăng 1,9% của dịch vụ truyền thông và 1,4% của tài chính.

Vào tuần trước, các chỉ số chứng khoán chính đều kết thúc ở mức thấp hơn khi các nhà đầu tư chủ động chốt lãi sau nhiều tháng tăng điểm vì lo ngại về dữ liệu kinh tế, thu nhập trái chiều và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Chứng khoán Mỹ đã có màn phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023, với chỉ số S&P 500 chuẩn tăng 17,7%, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xung quanh trí tuệ nhân tạo và hy vọng về một cú hạ cánh nhẹ nhàng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ông Jack Janasiewicz, chiến lược gia danh mục đầu tư hàng đầu tại Natixis Investment Managers lưu ý rằng sẽ có một số giao dịch đi ngang trong thời gian tới, do hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư theo đà tăng sẽ cân bằng với những nhà đầu tư tranh thủ bất kỳ điểm yếu nào.

Mặc dù giao dịch tháng 8 thường có xu hướng chậm hơn, nhưng các sự kiện cố định và công bố dữ liệu vẫn có thể mang đến cho các nhà đầu tư những điều mới mẻ để suy nghĩ.

Nhìn chung cho đến nay, kết quả thu nhập Quý 2 của các doanh nghiệp Mỹ đã tốt hơn mong đợi, trong đó 79,1% trong số 422 công ty thuộc S&P 500 đã vượt qua ước tính của các nhà phân tích, dữ liệu của Refinitiv cho thấy.

Cổ phiếu Berkshire Hathaway thêm 3,4% lên mức cao kỷ lục, sau khi tập đoàn do nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett điều hành báo cáo vào cuối tuần trước rằng lợi nhuận hoạt động hàng quý lần đầu tiên đạt 10 tỷ USD.

Alphabet Inc (+2,67%) và Meta Platforms tăng điểm (+1,88%), bù đắp cho sự sụt giảm của Apple Inc (-1,73%) khi các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về doanh số bán iPhone chậm lại sau kết quả hàng quý của công ty này vào tuần trước.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất vaccine như BioNTech SE và Moderna Inc cũng lần lượt giảm 7,5% và 6,5%. BioNTech trước đó cho biết họ đang cắt giảm ngân sách phát triển thuốc sau khi doanh thu hàng quý bị ảnh hưởng do nhu cầu liên quan đến đại dịch không còn nhiều. Cổ phiếu Modern bị ảnh hưởng bởi ngân hàng đầu tư Leerink cắt giảm mục tiêu giá cho công ty.

Tương tự, Sage Therapeutics chịu mức đi xuống trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 12/2019, lao dốc 53,6%, sau khi cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ từ chối phê duyệt loại thuốc trị trầm cảm sau sinh (PPD). Đối tác của công ty, Biogen đã may mắn phục hồi và kết thúc phiên cao hơn 0,9%.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 9,92 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 10,86 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Trong tuần này, báo cáo giá tiêu dùng mới nhất của Mỹ dự kiến sẽ cung cấp manh mối về đường lối chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sau khi báo cáo việc làm hôm 4/8 làm dấy lên lo ngại rằng ngân hàng trung ương có thể giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

Chủ tịch Fed New York John Williams dự đoán lãi suất có thể bắt đầu giảm vào đầu năm 2024, trong khi Thống đốc Michelle Bowman lại cho rằng có thể sẽ cần tăng lãi suất bổ sung để giảm lạm phát xuống mức 2 % mục tiêu.

giá dầu 2.jpg

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch 8/8 do lo ngại về nguồn cung, phát sinh từ việc cắt giảm sản lượng của Arab Saudi và Nga.

Dầu thô Brent tăng 37 cent, tương đương 0,4%, lên 85,71 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 43 cent, tương đương 0,5% ở mức 82,37 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng đều đã giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch trước đó khi các nhà đầu tư dự đoán về nhu cầu yếu hơn từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: "Đà tăng giá của dầu thô đang tạm lắng khi phải đối mặt với lực cản kỹ thuật quan trọng... Nhưng việc cắt giảm sản lượng của Arab Saudi và Nga có thể vẫn là một yếu tố tăng giá đối với thị trường”.

Arab Saudi, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, cho biết họ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện thêm một triệu thùng mỗi ngày trong một tháng nữa, bao gồm cả tháng 9). Nga cũng đã đưa ra thông báo về việc sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu 300.000 thùng/ngày trong tháng tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...