Dow Jones tranh thủ tăng 317 điểm trong lúc chờ chờ dữ liệu lạm phát Mỹ

Trong thời gian tới, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chỉ số Dow Jones gồm dữ liệu lạm phát Mỹ và kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp...
Dow Jones tranh thủ tăng 317 điểm trong lúc chờ chờ dữ liệu lạm phát Mỹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã bật tăng 317 điểm, tương đương 0,93% và đóng cửa ở mức 34.261 điểm. Chỉ số S&P 500 đi lên 0,67%, chốt phiên với 4.439 điểm.

Tương tự, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đã tăng 0,55%, lên mức 13.761 điểm. Trong đó, cổ phiếu của gã khổng lồ trong ngành trò chơi điện tử Activision Blizzard vọt lên 10% sau khi tòa án từ chối yêu cầu ngăn chặn Microsoft mua lại công ty này từ Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Quyết định trên đồng nghĩa rằng hai công ty này đang đến gần hơn tới việc hoàn thành thỏa thuận mua lại và sáp nhập (M&A) trị giá hàng chục tỷ USD.

Nhìn chung, tất cả các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đều đang ghi nhận mức tăng rõ ràng. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh cả thị trường đều đang ngóng về dữ liệu lạm phát Mỹ sắp tới.

Theo đó, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 của Mỹ dự kiến công bố vào ngày 12/7. Liền sau, báo cáo chỉ số giá sản xuất PPI tháng 6 sẽ công bố vào ngày 13/7. Các dữ liệu sẽ là cơ sở để Mỹ có tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ hay không.

Trong nhiều cuộc khảo sát gần đây, đa số các nhà đầu tư đều cho rằng, vào cuộc họp sắp tới (25-26/7), Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm.

Theo ông Brent Schutte, Giám đốc đầu tư tại Northwestern Mutual Wealth Management Company, có thể lạm phát tại Mỹ vẫn sẽ giữ xu hướng hạ nhiệt. Song đây vẫn chưa phải kết quả mà Fed mong chờ.

"Mối quan tâm của Fed đang đổ dồn về nguy cơ xảy ra vòng xoáy lạm phát, hay nói cách khác là một vòng xoáy tiền lương - giá cả. Tôi nghĩ rằng, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiểm chế lạm phát, cho đến khi thị trường lao động thực sự rạn nứt và tăng trưởng tiền lương tụt xuống dưới 4%”, ông Brent Schutte nêu quan điểm.

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là dự báo. Và như đã nêu, dữ liệu về CPI và PPI mới là cơ sở quan trọng để Fed đưa ra quyết định sắp tới.

Có một yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Mỹ đó là mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2023 sẽ bắt đầu vào cuối tuần này, với kết quả từ “những tổ chức tài chính quan trọng trong hệ thống" như JPMorgan Chase, Wells Fargo và Citigroup, cùng với BlackRock, PepsiCo và Delta Air. UnitedHealth, một trong 30 công ty thành phần của chỉ số Dow Jones, cũng sẽ báo cáo hôm 14/7.

Dầu mỏ
Có vẻ như thị trường dầu mỏ đã tìm thấy mức giá sàn

Tại thị trường dầu mỏ, giá dầu WTI giao dịch ở mức 73,97 USD/thùng, tăng 0,04 USD/thùng trong khi đó dầu Brent giao dịch mức 78,68 USD/thùng, tăng 0,25 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc này. Thứ nhất, các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới dự kiến cắt giảm sản lượng. Hiện tại, việc cắt giảm nguồn cung của các nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập Xê Út và Nga trong tháng 8 năm nay đã giúp nâng giá dầu tiêu chuẩn, đồng thời giá USD cũng đã chạm mức thấp nhất trong hai tháng.

Thứ hai, nhà đầu tư đang kỳ vọng, bất chấp triển vọng kinh tế u ám, nhu cầu gia vẫn sẽ tăng ở các nước đang phát triển trong nửa cuối năm 2023.

Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết, dầu đã tìm thấy một mức sàn. Điều duy nhất có thể phá vỡ mức đó là nếu Mỹ công bố dữ liệu lạm phát đang ở mức cao và Fed buộc phải thắt chặt nền kinh tế này trước tình trạng suy thoái.

Các thị trường đang chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ để xem liệu áp lực giá cả có tiếp tục giảm bớt hay không, điều này có thể tạo hy vọng về triển vọng lãi suất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…