Thị trường chứng khoán Mỹ và sự thống trị nền tài chính toàn cầu

Một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất về sự thống trị tài chính của Mỹ là tổng giá trị vốn hóa thị trường của hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất đất nước⁠—Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ⁠...
chứng khoán Mỹ

Một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất về sự thống trị tài chính của Mỹ là tổng giá trị vốn hóa thị trường của hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất đất nước⁠—Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ⁠...

Quả thật, hai sàn niêm yết chứng khoán Mỹ lấn át tất cả các sàn giao dịch khác trên thế giới. Trên thực tế, riêng NYSE đã lớn hơn các sàn giao dịch Thượng Hải, Thâm Quyến, Nhật Bản và Euronext cộng lại.

chứng khoán Mỹ

Một trong những lý do chính cho sự thống trị này là quy mô tuyệt đối của nền kinh tế Mỹ. Với GDP hơn 25 nghìn tỷ USD, Mỹ duy trì danh hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới và các sàn giao dịch của Mỹ là nơi đặt trụ sở của phần lớn các công ty lớn nhất và có giá trị nhất thế giới, bao gồm những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple, Amazon và Microsoft.

Tính đến tháng 1/2023, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ chiếm 42% tổng giá trị toàn cầu. 

Trong phần lớn những năm 1970, Mỹ đã chiếm hơn một nửa giá trị thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong suốt những năm 1980, thị phần của Mỹ bắt đầu giảm xuống, một phần do bong bóng kinh tế tại Nhật Bản.

Nếu nhắc tới khoảng thời gần đây hơn, thị trường chứng khoán Mỹ đã có thời điểm thu hẹp trong bối cảnh cuộc Khủng hoảng tài chính diễn ra, nhưng kể từ đó đến nay đã tăng lên đều đặn.

Các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ có một số lợi thế khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, bao gồm sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, tiến bộ công nghệ, môi trường kinh tế và chính trị ổn định cũng như một nhóm đa dạng các công ty nổi tiếng để đầu tư. 

Vào năm 2018, PwC đã thực hiện một khảo sát với sự tham gia của hàng trăm người tham gia thị trường về tương lai của các sàn giao dịch chứng khoán. Những người được hỏi cảm thấy rằng, đến năm 2030, nhiều sàn giao dịch hàng đầu hiện nay sẽ vẫn là lựa chọn phổ biến cho các công ty muốn niêm yết cổ phiếu.

chứng khoán Mỹ

Mặc dù có những lợi thế rõ ràng, nhưng các sàn giao dịch của Mỹ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Chẳng hạn, Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã chứng kiến đà tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây và hiện là sàn giao dịch lớn thứ ba thế giới tính theo vốn hóa thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…