Dragon Capital vừa gom thêm 1 triệu cổ phiếu DXG

Mới đây, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo tiếp tục tăng sở hữu tại CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG).
Dragon Capital vừa gom thêm 1 triệu cổ phiếu DXG

Cụ thể, hôm 8/4, Amersham Industries Limited và Wareham Group Limited lần lượt mua vào 820.000 và 180.000 cổ phiếu. Ước tính với mức giá đóng phiên ngày 8/4 tổng giá trị các giao dịch trên vào khoảng 40 tỷ đồng.

Như vậy, 2 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua tổng cộng 1 triệu cổ phiếu DXG qua đó nâng sở hữu của cả nhóm cổ đông từ 127,3 triệu cổ phiếu (20,9%) lên thành 18,3triệu cổ phiếu (21,1%).

Trước đó, ngày 25/3, các quỹ thành viên của Dragon Caiptal bán 1,1 triệu cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh tại vùng giá đỉnh qua đó giảm sở hữu từ 21,02% về còn 20,84% vốn điều lệ.

Nhóm quỹ này quay lại mua cổ phiếu DXG sau khi cổ phiếu giảm sâu 4 phiên liên tiếp về gần mức đáy gần nhất quanh vùng giá 39.000 đồng. 

Phiên giao dịch ngày 13/4, cổ phiếu DXG tiếp tục giảm trong phiên sáng nhưng từ phiên chiều bất ngờ hồi phục lên mức giá trần 39,800 đồng/cp.

Trong một diễn biến liên quan khác, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh mới đây đã đăng ký mua 20,7 triệu cổ phiếu từ ngày 28/02 - 29/3. Trong đó, 20 triệu cổ phiếu mua khớp lệnh hoặc thỏa thuận và 700.000 cổ phiếu theo chương trình ESOP. 

Về kết quả kinh doanh năm 2021, Đất Xanh ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.083 tỷ, gấp 3,6 lần cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, công ty lãi sau thuế lên đến 1.595 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 174 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng trên 526 tỷ đồng khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư LDG (LDG) trong quý 2/2020. 

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Đất Xanh vượt 28.254 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hơn 2.737 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng 54% so với đầu kỳ. Chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn kho cũng tăng 16% lên 11.852 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản dở dang. 

Về nguồn vốn, nợ phải trả của Đất Xanh ghi nhận gần 14.873 tỷ đồng, tăng gần 5% so với đầu năm. Trong đó, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 2.922 tỷ xuống 2.187 tỷ đồng. Nợ vay tài chính cuối kỳ giảm 25% về mức 4.479 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn tăng 48% lên 2.962 tỷ đồng, nợ dài hạn giảm 61% xuống 1.517 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...