Giá vàng giao ngay đi lên tại thị trường châu Á phiên 13/4

Giá vàng tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 13/4.
Vàng miếng 50gr tại Cục tinh chế vàng quốc gia ở Mumbai, Ấn Độ.
Vàng miếng 50gr tại Cục tinh chế vàng quốc gia ở Mumbai, Ấn Độ.

Chiều phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.969,61 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất 1 tháng là 1.978,21 USD/ounce vào phiên trước đó. Trong khi giá vàng giao kỳ hạn lại hạ nhẹ 0,1%, xuống 1.973,70 USD/ounce.

Nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn OANDA, Jeffrey Halley, cho biết: “Vàng đang được hưởng lợi từ nhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn trong tuần này, khi lo ngại về lạm phát gia tăng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gặp khó khăn và cuộc khủng hoảng Ukraine bước sang giai đoạn mới”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả các cuộc đàm phán hòa bình đã và đang diễn ra giữa Nga và Ukraine là "một tình huống bế tắc". Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Chỉ số đồng USD trong phiên này vẫn ổn định gần mức cao nhất ghi nhận vào tháng 5/2020, khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. Xu hướng đi lên của đồng bạc xanh được củng cố bởi phát biểu mới đây của Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Lael Brainard rằng ngân hàng này sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.

Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và rủi ro địa chính trị, nhưng việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không sinh lời.

Ngày 12/4, Bộ Lao động Mỹ cho biết, lạm phát ở nước này tiếp tục tăng trong tháng 3/2022. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,5% trong 12 tháng qua - mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981.

Theo báo Washington Post, Nhà Trắng và Cục Dự trữ liên bang đã đưa ra một số sáng kiến để cố gắng ngăn chặn giá cả tăng cao. Dù vậy, giá vẫn cao ở hầu hết các mặt hàng, nhất là ở các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Xăng dầu, thực phẩm và một loạt sản phẩm khác trở nên đắt hơn rõ rệt, gây căng thẳng kinh tế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…