Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội tăng vốn hơn 1.900 tỷ đồng

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội…

Tăng vốn dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội
Tăng vốn dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3785/QĐ – UBND về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, tiến độ thực hiện từ năm 2009 - 2027.

Tổng mức đầu tư dự án này sẽ được nâng lên thành 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư hơn 32.900 tỷ đồng theo Quyết định số 4007 ngày 28/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội.

Trong đó, chi phí xây dựng tăng từ hơn 11.489 tỷ đồng lên hơn 13.800 tỷ đồng; chi phí thiết bị tăng từ hơn 9.350 tỷ đồng lên hơn 12.554 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (bao gồm cả di chuyển công trình ngầm nổi) tăng từ 974 tỷ đồng lên hơn 1.356 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng điều chỉnh từ gần 1.800 tỷ đồng lên hơn 3.357 tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án cũng có sự thay đổi so với cơ cấu được duyệt tại Quyết định số 4036 ngày 26/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội. Nguồn vốn ngân sách được điều chỉnh từ hơn 6.148 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng. Nguồn vốn vay ODA giảm từ hơn 26.761 tỷ đồng xuống hơn 24.782 tỷ đồng.

untitled-1593340738440118757850-1593612997451-1593612997925628380312.jpeg
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được có chiều dài 12,5 km, gồm 12 ga

Lý giải nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư, UBND thành phố cho biết, do sự biến động của tỷ giá quy đổi trong quá trình thanh toán khối lượng thực hiện dự án; do chậm trễ tiến độ dẫn đến gia hạn thực hiện các gói thầu và bổ sung chi phí…

Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng phức tạp kéo dài; sự phối hợp giữa tư vấn, Chủ đầu tư và các Sở, ngành liên quan chưa hiệu quả; năng lực của nhà thầu Hancorp (gói thầu CP05 - công trình kiến trúc depot) còn hạn chế.

Những vướng mắc liên quan đến sự khác biệt giữa quy định của Hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam rất phức tạp, khó giải quyết. Quy định, thủ tục giao kế hoạch vốn ODA của Việt Nam và quy định của các Nhà tài trợ chưa đồng bộ, kịp thời.

Nhiều vướng mắc về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị, ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và những khó khách quan khác buộc dự án phải lùi tiến độ.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được có chiều dài 12,5 km, gồm 12 ga (8,5 km đi trên cao với 8 ga trên cao và 4 km đi ngầm với 4 ga ngầm). Lộ trình bắt đầu từ điểm đầu Nhổn - điểm cuối ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội). Đường sắt khổ đôi 1.435 mm tiêu chuẩn Châu Âu; 10 đoàn tàu và 1 Depot diện tích 15,5ha.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Diễn biến của thị trường không có nhiều điểm nhấn và áp lực chốt lời cũng chỉ gia tăng đáng kể khi chỉ số tiến gần tới vùng kháng cự, nhiều khả năng trạng thái giằng co sẽ chưa sớm kết thúc và dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi thông tin kết quả kinh doanh được hé lộ dần...

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Vùng quanh TP.HCM đang nổi lên như một “thỏi nam châm” đầu tư bất động sản nhờ sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch rõ ràng và dòng vốn FDI lớn…