Từ một khu vực im ắng nguồn cung suốt thời gian dài, đến nay nhờ động thái từ hạ tầng giao thông, thị trường bất động sản khu Nam TP.HCM có dấu hiệu hồi nhịp trở lại. Việc một số chủ đầu tư khởi động dự án ra thị trường cho thấy, họ đủ niềm tin để kỳ vọng vào sức cầu dịp cuối năm…
Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến thời điểm hiện tại, có 8 dự án giao thông lớn vẫn chưa đáp ứng tiến độ giải ngân và tiến độ thi công. Trong đó, có tới 5 dự án do địa phương làm chủ đầu tư.
Bộ GTVT yêu cầu cầu thủ trưởng các chủ đầu tư, ban quản lý dự án căn cứ yêu cầu về tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án, tiến hành rà soát, đánh giá khả năng thực hiện, chuẩn xác nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định về chế độ thưởng hợp đồng với các gói thầu giao thông trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và một số dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của ngành giao thông nếu doanh nghiệp làm hiệu quả, rút ngắn thời gian thi công.
Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Ban Quản lý dự án chỉ đạo các nhà thầu quyết tâm thông xe dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 vào ngày 10/10.
Theo đăng ký kế hoạch giải ngân của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, trong tháng 9/2022 cần giải ngân 5.718 tỷ đồng. Trong đó, có 4.594 tỷ đồng theo kế hoạch đăng ký và 1.124 tỷ đồng chậm kế hoạch.
Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT) cho biết, tính đến nay, 3/7 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư, gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh; Cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang; Dự án QL6 tuyến tránh TP Hòa Bình.
Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng phản ánh về những ràng buộc của định chế tài chính hiện hành làm khó doanh nghiệp BOT và đề xuất các giải pháp.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bình Phước hồi tháng 3/2021, Thủ tướng đã đồng ý giao UBND tỉnh này là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư cao tốc nêu trên theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Bộ GTVT sẽ tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án xây dựng giao thông, đặc biệt là "chất lượng" cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án.
2 dự án gồm: xây dựng đường ven sông Cái (đoạn từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản, TP. Biên Hòa) và xây dựng đường trục trung tâm TP. Biên Hòa (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn).
Trong báo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sân bay Long Thành và các tuyến giao thông kết nối.
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, cầu Mễ Sở và đường hai đầu cầu là những dự án giao thông lớn ở Hà Nội.
Đây là 14 dự án giao thông quan trọng cấp bách đã được Ủy ban Thường Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 556 ngày 31/7/2018. Các dự án này đã được thông qua vào cuối tháng 8/2019.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2 và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ vớ