Dự kiến xuất khẩu 80.000 tấn vải thiều: Chưa thể vui mừng?

Tại Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020, tỉnh Bắc Giang lạc quan về sự tăng trưởng tốt của ngành vài thiều. Dự kiến 80.000 tấn vải thiều được xuất khẩu trong năm nay. Nhưng điều đó chưa thể giúp vải thiểu Việt Nam “rộng cửa” hơn...
Dự kiến xuất khẩu 80.000 tấn vải thiều: Chưa thể vui mừng?

Ngành vải thiều năm nay đang “được mùa trúng giá”. Đây vốn dĩ là một tin tốt trong bối cảnh thị trường đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chính của vải thiều Việt Nam vẫn là Trung Quốc.

Tại hội nghị trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn cho biết, mùa vải năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang trồng hơn 28.000ha vải, ước đạt sản lượng hơn 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến khá phức tạp, để chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Bắc Giang đã xây dựng nhiều phương án để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về thị trường tiêu thụ, tỉnh Bắc Giang chủ trương "thông thoáng, thuận lợi và linh hoạt", chú trọng cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Đánh giá về thị trường xuất khẩu, ông Sơn nhấn mạnh, Bắc Giang vẫn tiếp tục quan tâm khơi thông các thị trường đã hợp tác như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc, Malaysia... và chỉ đạo các hộ trồng vải, cơ sở chế biến sẵn sàng đáo ứng đủ các điều kiện cho thị trường xuất khẩu khác Nhật Bản, Singapore, Trung Đông, Thái Lan, Canada…

Hiện, vải thiều tươi được xuất sang 30 quốc gia nhưng chủ yếu là Trung Quốc. "Bắc Giang đã đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và tem truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu sang Trung Quốc theo chương trình hợp tác chính ngạch", ông Sơn cho biết. 

Điều này khiến doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang bày tỏ sự vui mừng nhưng kèm theo đó là cả sự lo lắng. Bà Thực phân tích rằng, hiện nay, diện tích sản xuất và sản lượng vải thiều của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/10 so với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, “số cơ sở sơ chế đóng gói bằng máy móc tại vùng sản xuất đếm chưa hết 10 đầu ngón tay. Điều đáng nói hơn cả, quy trình sơ chế, đóng gói vải thiểu xuất khẩu đi Trung Quốc vẫn rất thủ công và truyền thống như 20 năm trước”, bà Thực nhấn mạnh.

Chính vì vậy, mặc dù vải thiều Việt Nam đang “được mùa, trúng giá” nhưng về bản chất, thị trường vải thiều vẫn chưa cải thiện được chất lượng. Cụ thể, theo bà Thực, không chỉ có những vấn đề về thị trường xuất khẩu đã kể trên mà tại thị trường nội địa, vải thiều bán lẻ vẫn “không bao gói - không che đậy". Vì thế mà vải thiều luôn ở trong tình trạng “sáng tươi chiều héo”. Đây chẳng phải là nguyên nhân tạo nên thực trạng lãng phí rất lớn nếu vải thiều không thể “bán hết trong ngày”? 

“Vải thiều ngon nhưng không dễ buôn bán. Vì thế, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc phải cử người đến tận vườn của người nông dân để thu mua. Như vậy, là người nông dân Việt Nam đang đi làm công. Hầu như doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn bán vải thiều sang Trung Quốc, chỉ có thể mon men ở biên giới và kinh doanh rất bấp bênh chứ không thể tiến vào sâu nội địa Trung Quốc để bán”, bà Thực khẳng định.

Hiện, nhiều địa phương chủ động triển khai những giải pháp thúc đẩy khai thông thị trường, hỗ trợ xuất khẩu cho ngành vải thiều. Nhưng theo thông tin chia sẻ kể trên của bà Thực - một doanh nhân có nhiều kinh nghiệm thực tiễn với thị trường nông sản Việt Nam cùng cách nói rất thực tế và thẳng thắn thì "nếu không đầu tư xử lý sơ chế, đóng gói tại vùng sản xuất thì sẽ rất khó để chủ động mở rộng thị trường cho ngành vải thiều", bà Thực khẳng định.

06 kiến nghị giải pháp: 

1. Nông dân trồng vải nói riêng và trái cây Việt Nam nói chung rất giỏi, sáng tạo và chăm chỉ. Họ hoàn toàn có thể vận hành các máy rửa sơ chế, đóng gói, bảo quản rau củ quả. Lãnh đạo các ngành cần tiếp cận các công nghệ, thiết bị phù hợp để điều hành chính sách hỗ trợ sát thực, hiệu quả nhất với địa phương mình.

2. Tập trung phát triển mô hình HTX theo Luật HTX 2013. Quyết định 2261/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 ban hành ngày 15/12/2014 và Quyết định 68/2013/QG-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tốt thất trong nông nghiệp ban hành ngày 14/11/2013 là những chính sách rất lớn để giúp phát triển nền móng ngành nông nghiệp bền vững như cao năng lực của nông dân, phát triển hạ tầng nông thôn, giảm tổn thất trong nông nghiệp.

3. Nguồn vốn hỗ trợ cho HTX sẽ hình thành TÀI SẢN KHÔNG CHIA, là tài sản của cộng đồng dân cư địa phương. Nếu HTX phá sản hay ngừng hoạt động sẽ được bàn giao cho HTX/ tổ chức khác tại địa phương.

4. Nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc các loại hình khác thì sẽ hình thành tài sản của cá nhân, doanh nghiệp đó. Do vậy, họ có thể bán.

5. Cần hiểu sâu hơn về đặc thù của trái vải cũng như các loại thực phẩm tươi sống, để đảm bảo ATVSTP trong khâu lưu thông, bán lẻ. Đây là khâu sinh ra nhiều vi khuẩn, ô nhiễm và bị các thương lái tẩm ướp hoá chất để chống thối, chống hư hỏng, tránh tổn thất, làm ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng.

6. Việt Nam muốn xuất khẩu vải thiều đi nhiều nước ngoài Trung Quốc nhưng cả miền bắc chỉ có 01 cơ sở chiếu xạ được vài ba chục tấn/ngày thì sản lượng vải sản xuất ra sẽ rất hạn chế. Đây là vấn đề cần được giải quyết sớm.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực
Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang

Xem thêm

Tràn lan vải thiều Lục Ngạn “dởm”

Tràn lan vải thiều Lục Ngạn “dởm”

Mùa vải đã đến cũng là lúc người dân Bắc Giang hồ hởi với các chuyến xe mua bán. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc phải chống chọi lại với những quả vải “lởm” cũng khiến nhiều hộ trồng vải đau đầu.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...