Du lịch xanh: Không chỉ bảo tồn mà còn cần phát triển

Thời gian gần đây, vấn đề phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) đã trở thành chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới và Việt Nam.
Du lịch xanh: Không chỉ bảo tồn mà còn cần phát triển

Mục đích chính của du lịch bền vững là ba trụ cột môi trường, văn hóa xã hội và kinh tế được phát triển một cách đồng đều và hài hòa.

Nhìn vào những con số tăng trưởng ấn tượng và đóng góp của ngành du lịch, có thể thấy du lịch đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Chính vì vậy mà du lịch bền vững là một phần quan trọng của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

Ba hợp phần chính của du lịch bền vững bao gồm: Thân thiện môi trường, Gần gũi về xã hội và văn hoá và có đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng. Vì vậy, yếu tố đầu tiên - Du lịch xanh, thân thiện với môi trường - được coi là chìa khóa để mở cửa cho PTDLBV.

Sống xanh hơn nhờ du lịch xanh

Nằm ở phía tây Thái Bình Dương, Cộng hòa Palau bao gồm nhiều hòn đảo đẹp và có hệ sinh thái đa dạng từ các đảo san hô như Kayangel tới quần đảo Rock với cấu tạo hoàn toàn bằng đá vôi hay hồ sứa kỳ thú. Giống như nhiều quốc đảo khác ở Thái Bình Dương, Palau dựa vào du lịch như một động lực chính của nền kinh tế. Khi số du khách tiếp tục tăng, các vấn đề bắt đầu phát sinh, nhiều du khách và người dân không còn tôn trọng hệ sinh thái và thiên nhiên, nhưng thay vì “đóng cửa” du lịch để bảo tồn mọi thứ, họ quyết định làm một cuộc cách mạng “cải tạo” và lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người dân bản địa và du khách.

Chính quyền đảo quốc Palau đã ban hành bắt buộc du khách cam kết đối xử tốt với môi trường dưới dạng tem trên hộ chiếu. Sáng kiến “Cam kết Palau” đi kèm một đoạn video phát bắt buộc trên các chuyến bay, với nội dung giáo dục tất cả du khách về trách nhiệm của họ đối với môi trường cùng một danh sách những việc nên làm và không được làm trong thời gian ở quốc đảo này đã được phát hành rộng rãi. Mỗi người dân là một đại sứ môi trường và du khách dường như sống “xanh” hơn khi đi du lịch tại đây.

Tại Thái Lan, phát triển du lịch xanh được dựa trên 7 khái niệm Xanh: Tâm Xanh - kêu gọi khách du lịch nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; Vận chuyển Xanh - khuyến khích sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường phục vụ cho ngành du lịch; Điểm đến Xanh - quảng bá các điểm du lịch được quản lý theo nguyên tắc có trách nhiệm và bảo vệ môi trường; Cộng đồng Xanh - hỗ trợ loại hình du lịch cộng đồng ở cả thành thị và nông thôn gắn với thúc đẩy bảo tồn môi trường, truyền thống và lối sống địa phương.

Cùng với đó là Hoạt động Xanh - thúc đẩy các hoạt động du lịch phù hợp với cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng địa phương; Dịch vụ Xanh - kêu gọi các bên liên quan cung cấp dịch vụ du lịch tạo ấn tượng và truyền cảm hứng mạnh mẽ thông qua việc thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và bảo vệ môi trường và Phương pháp tiếp cận Xanh vượt trội - khuyến khích doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm xã hội.

Bài học từ các quốc gia làm du lịch bền vững, không ai tự “đóng cửa du lịch” để chọn Xanh. Nhìn vào sự giàu có, văn minh lên từng ngày nhờ du lịch của những đất nước này, dường như sự lựa chọn cho câu hỏi môi trường hay giàu có đã là quá xưa. Họ chọn cả hai và đang rất thành công trong việc giải bài toán hài hòa giữa bảo vệ môi trường và làm kinh tế du lịch. Kết quả là, không chỉ trở thành điểm đến của thế giới, mà tinh thần Xanh từ chính cách làm du lịch của các quốc gia đó đã lan tỏa tới từng người dân nước họ và toàn cộng đồng ưa xê dịch trên toàn thế giới.

Du lịch xanh Việt Nam cần được đầu tư bài bản

Thông qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về PTDLBV ở các nước trên thế giới, phát triển du lịch ở nước ta cũng đang hướng tới việc phát triển kinh tế du lịch có trách nhiệm đối với tài nguyên và môi trường, tôn trọng các giá trị tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích thu nhập cho cộng đồng bản địa.

Những năm gần đây, du lịch Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Năm 2018, du lịch Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa. Trong 8 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đã đón 11,3 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018 và tổng thu từ khách du lịch tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2018. “Du lịch xanh - sạch - đẹp và văn minh” là ấn tượng của nhiều du khách khi thăm nhiều điểm đến mới của Việt Nam thời gian gần đây.

Nhiều giải thưởng, tạp chí du lịch uy tín thế giới cũng xướng tên Việt Nam ở các hạng mục thân thiện với môi trường như: Tạp chí National Geographic công nhận Resort Topas Ecolodge (Sa Pa, Lào Cai) là một trong 10 khu resort xanh nhất thế giới - nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho các du khách yêu môi trường (năm 2017); Trips to Discover - webside review kinh nghiệm du lịch với hơn 14 triệu thành viên đã chọn lựa Six Senses (Côn Đảo) nằm trong top 11 khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường nhất thế giới; gần đây nhất  InterContinental Danang Sun Peninsula Resort được Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) Châu Á - Châu Đại Dương vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường nhất châu Á....

Nhìn vào thực tế, Bãi Cháy (Hạ Long) từ một bãi tắm ngập ngụa rác thải được đầu tư trở thành một bãi cát đẹp, được mệnh danh là “Hawaii của Việt Nam”. Bắc đảo, Hòn Thơm - Phú Quốc từ chỗ hoang vu không bóng khách du lịch, dân chỉ sống dựa vào thu nhập ít ỏi, bấp bênh từ nghề chài lưới, trồng trọt, đi rừng,... nay đã trở thành hai trung tâm du lịch lớn, thu hút rất nhiều lao động địa phương tới làm việc với mức thu nhập ổn định và cao hơn rất nhiều khi xưa. Đỉnh Fansipan sau đại công trình Cáp treo không những không mất đi vẻ đẹp tự nhiên mà giờ đây, Fansipan còn đẹp hơn thế. Tuyến cáp treo ba dây kỷ lục Fansipan khiến thiên nhiên Hoàng Liên đẹp trọn vẹn hơn khi được người người chiêm ngưỡng.

Như ông Nguyễn Huy Thắng - Viện Điều tra Quy hoạch rừng - tham gia việc soạn thảo luật và văn bản dưới luật của các bộ liên quan trong việc quy hoạch bảo tồn các khu rừng, thiên nhiên tại Việt Nam nhận định tại Hội thảo Đột phá kinh tế từ du lịch: Bảo tồn thiên nhiên là cần thiết cho cả hiện tại và mai sau. Nhưng quan điểm về bảo tồn và phát triển bền vững đã có sự thay đổi mạnh trên quốc tế lẫn Việt Nam. Việt Nam hiện đã sử dụng cụm từ “bảo tồn để phát triển” thay vì “bảo tồn và phát triển” như trước đây. Điều này mang ý nghĩa là: Nếu vẻ đẹp giữ mãi nhưng không phát triển sẽ là lãng phí.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…