Dữ liệu kinh tế mới giúp chứng khoán Mỹ "lội ngược dòng"

Các chỉ số chính của Phố Wall tăng hơn 2% trong phiên 8/8 sau khi báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm mạnh hơn dự đoán, từ đó giúp xoa dịu phần nào các lo ngại về thị trường lao động…

Dữ liệu kinh tế mới giúp chứng khoán Mỹ "lội ngược dòng"

Kết thúc phiên 8/8, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 683,04 điểm (+1,76%) lên 39.446,49 điểm, S&P 500 thêm 119,81 điểm (+2,30%) thành 5.319,31 điểm và Nasdaq Composite leo 464,22 điểm (+2,87%) lên 16.660,02 điểm.

Tất cả các nhóm ngành chính thuộc S&P 500 đều ngập sắc xanh, dẫn đầu là lĩnh vực công nghệ và dịch vụ truyền thông. Cổ phiếu của các công ty vốn hóa nhỏ cũng tăng mạnh, với chỉ số Russell 2000 thêm 2,4%.

Trong số các cổ phiếu có thành tích ấn tượng nhất của S&P 500, Eli Lilly tăng 9,5% sau khi công ty dược phẩm nâng dự báo lợi nhuận hàng năm và doanh số bán thuốc giảm cân Zepbound vượt mốc 1 tỷ USD trong một quý.

Cổ phiếu của nhà sản xuất trang phục thể thao Under Armour “nhảy vọt” 19,2% nhờ có kết quả lợi nhuận quý đầu tiên vượt kỳ vọng, được thúc đẩy bởi nỗ lực cắt giảm hàng tồn kho và các chương trình khuyến mãi.

Mùa báo cáo thu nhập quý hai đang dần đi đến kết thúc, nhưng nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát sao các kết quả cuối cùng sau một số thất vọng ở đầu kỳ.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 11,98 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12,60 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa.

Về khía cạnh kinh tế, báo cáo mới đây của Mỹ cho thấy số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã giảm mạnh hơn dự đoán. "Đây là dữ liệu quan trọng của tuần. Theo đánh giá của chúng tôi, thị trường lao động vẫn ổn. Những lo ngại về suy thoái ở thời điểm này có lẽ đã bị phóng đại”, Paul Nolte, cố vấn tài sản cấp cao và chiến lược gia thị trường tại Murphy & Sylvest nhận xét.

Thị trường chứng khoán đã mất đà vào đầu tuần sau khi báo cáo việc làm tháng 7 được công bố cuối tuần trước đã làm dấy lên nỗi lo sợ về nguy cơ suy thoái kinh tế. Ngoài ra, việc nhà đầu tư rút khỏi các vị thế giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) khi đồng yên tăng cao cũng đã khiến thị trường chao đảo.

Chỉ số biến động Cboe, thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall, đã hạ nhiệt vào 8/8.

Ông David Lundgren, chiến lược gia trưởng thị trường và nhà quản lý danh mục đầu tư tại Little Harbor Advisors nhận định rằng thị trường phục hồi sớm không có nghĩa là đáy đã được hình thành hoặc các chỉ số sẽ tiếp tục đi lên từ đây. Tuy nhiên, trong 3-6 tháng tới, ông Lundgren cho rằng khả năng có lợi nhuận cao hơn mức trung bình là rất lớn.

GIÁ DẦU TĂNG CAO

Trên thị trường năng lượng, giá dầu đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ xoa dịu lo ngại về tình hình kinh tế và cuộc chiến ở Trung Đông giúp giá hồi phục từ mức thấp nhất trong 8 tháng hôm 5/8.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 83 cent, tương đương 1,06%, lên 79,16 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 96 cent, tương đương 1,28%, lên 76,19 USD/thùng.

Giá dầu được hỗ trợ tích cực sau khi báo cáo cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước. "Dữ liệu mới nhất chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng, từ đó nâng triển vọng đối với nhu cầu dầu", nhà phân tích UBS Giovanni Staunovo cho biết.

Các nhà đầu tư cũng đang đánh giá thông tin về việc dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 3,7 triệu thùng trong tuần trước, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA). Đây là mức giảm lớn hơn dự đoán của các nhà phân tích và đánh dấu tuần giảm thứ sáu liên tiếp xuống mức thấp nhất trong sáu tháng.

Xem thêm

Dữ liệu kinh tế ảm đạm khiến chứng khoán Mỹ lao dốc

Dữ liệu kinh tế ảm đạm khiến chứng khoán Mỹ lao dốc

Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu tháng 8 với mức sụt giảm mạnh sau khi một loạt dữ liệu kinh tế mới làm dấy lên lo ngại nền kinh tế có thể đang chậm lại, trong khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...