Em ruột Chủ tịch Trịnh Văn Quyết muốn "bắt đáy" 1 triệu cổ phiếu ROS

Bà Trịnh Thị Thúy Nga, người liên quan của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng kí mua vào 1 triệu cổ phiếu ROS giữa lúc giá mã này liên tục giảm sàn mất tới 50% thị giá.
Em ruột Chủ tịch Trịnh Văn Quyết muốn "bắt đáy" 1 triệu cổ phiếu ROS

Bà Nga sẽ thực hiện mua cổ phiếu ROS theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh từ ngày 22/6 đến ngày 21/7/2017. Đây được cho là động thái "đỡ giá" đầu tiên từ nội bộ công ty trước diễn biến lao dốc không phanh của cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

Bà Nga là em ruột ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) và hiện không sở hữu cổ phiếu ROS. Với thị giá ROS đóng cửa hôm nay 90.300 đồng/CP, thì bà Nga sẽ phải chi ra khoảng 90,3 tỷ đồng để hoàn thành đợt mua gom cổ phiếu này. 

Cùng ngày 19/6, UBCK đã có công văn chấp thuận cho FLC Faros được phát hành them 43 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Theo đó, ngày 5/7 tới đây FLC Faros dự kiến chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Giá trị phát hành theo mệnh giá 430 tỷ đồng. Dự kiến sau phát hành, FLC Faros sẽ nâng vốn điều lệ lên 4.730 tỷ đồng.

Cuối tuần qua là phiên 2 quỹ ETF hoàn tất cơ cấu danh mục quý 2/2017. Khối ngoại đã mua vào hơn 3 triệu cổ phiếu với tổng giá trị khớp lệnh gần 300 tỷ đồng. 

Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu ROS đã biến động giảm rất mạnh từ mức cao nhất ghi nhận 174.000 đồng/CP xuống dưới mức 160.000 đồng/CP. Cổ phiếu này đã gây sốc cho nhiều nhà đầu tư khi liên tục giảm sàn, rồi lại tăng trần và sàn sâu hơn xuống mức đáy tạm 90.300 đồng/CP phiên hôm nay 19/6. Tức ROS đã "bốc hơi" tới 48% thị giá chỉ trong chưa đầy 1 tháng. 

Được biết, Chủ tịch HĐQT FLC Faros Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 289,55 triệu cổ phiếu ROS, chiếm 67,34% vốn điều lệ công ty.

Với đợt sụt giảm giá kỷ lục của ROS kể từ khi lên sàn 9 tháng qua, khối tài sản chứng khoán của ông Quyết đã bị "bốc hơi" khoảng 1 tỷ USD (khoảng 23,9 nghìn tỷ đồng). Ông Trịnh Văn Quyết tạm thời mất ngôi vị tỷ phú số 1 trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

>> Tỷ phú Trịnh Văn Quyết "lấn sân" sang ngành hàng không

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...