EVN đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các công ty phát điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Bộ Công Thương về kế hoạch, tiến độ cổ phần hoá các công ty phát điện và Bộ Công Thương cũng đã báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép được thực hiện
EVN đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các công ty phát điện

EVN cho biết, hiện tập đoàn này đã có báo cáo về công tác cổ phần hóa đối với các Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) và Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).

Thời gian tới, EVN sẽ triển khai các bước cổ phần hóa đối với EVNGENCO1 và 2 sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan. Đồng thời, tiếp tục triển khai thủ tục công tác thoái vốn EVN tại các công ty cổ phần, như: Thiết bị điện Đông Anh, Tài chính Điện lực; Tư vấn Xây dựng điện 3, 4 và Phong điện Thuận Bình.

Tập đoàn Điện Lực (EVN) cho biết, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 8 đạt 19,52 tỷ kWh (trung bình 629,8 triệu kWh/ngày), sản lượng ngày cao nhất đạt 658,5 triệu kWh và công suất cao nhất toàn hệ thống là 31.321 MW.

Trong tháng 9, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 616,9 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 32.100 MW.

Về công tác đầu tư xây dựng nguồn điện, trong tháng 9 sẽ hoàn thành các hạng mục công trình đảm bảo đủ điều kiện cho tàu 50.000 tấn cập cảng.

Đồng thời, Tập đoàn dự kiến đẩy nhanh việc tiêu thụ tro xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; đảm bảo tiến độ nhận điện thử nghiệm thiết bị dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng …

Về lưới điện, trong tháng 9 các đơn vị thuộc EVN sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để đảm bảo mục tiêu tiến độ một số công trình lưới 500 kV, 220kV, 110 kV như công trình giải tỏa công suất các nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; hoàn thành đường dây 110kV Nghĩa Lộ - Ba Khe; hoàn thành trạm 220kV Cần Đước và hoàn thiện các thủ tục để khởi công đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc; đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo trạm 110kV Yên Phụ và các tuyến cáp ngầm 110kV Tây Hồ - Yên Phụ, Thành Công - Thượng Đình...

>> TBD – Tăng gấp đôi sau thông tin EVN thoái vốn

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.