EVN: Sẽ cổ phần hóa khâu kinh doanh bán lẻ điện sau năm 2020

Theo lộ trình hình thành thị trường điện hiện nay, khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra khỏi khâu phân phối điện khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, bắt đầu từ năm 2021.
EVN: Sẽ cổ phần hóa khâu kinh doanh bán lẻ điện sau năm 2020

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 168/QĐ-TTg với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện gắn với tiếp tục chuyển đổi hoạt động của ngành theo cơ chế thị trường đồng thời, tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng của ngành điện trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xung quanh lộ trình triển khai thực hiện đề án này.

- Xin ông cho biết vai trò của EVN trong Đề án này và kế hoạch thực hiện cụ thể ra sao để đạt được các mục tiêu như Đề án đã đề ra?

- Ông Đinh Quang Tri: Ngành điện Việt Nam hiện nay gồm có EVN, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Sông Đà... và các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư, phát triển hệ thống điện để cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, trong đó, EVN là tập đoàn kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong ngành điện thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện.

Để triển khai thực hiện Đề án trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện Đề án, trong đó EVN chịu trách nhiệm thực hiện khối lượng công việc chính về sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành điện.

EVN hiện đang nắm giữ 100% vốn tại 3 Tổng công ty Phát điện và các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh đồng thời nắm giữ 100% vốn tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, 5 Tổng công ty Điện lực (thực hiện nhiệm vụ quản lý lưới điện phân phối và kinh doanh bán lẻ điện) và khâu vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 168, EVN đã xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2016-2020, trình Bộ Công Thương thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

EVN dự kiến Kế hoạch triển khai thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên để tăng cường tính công khai, minh bạch về chi phí của các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị tham gia thị trường điện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chúng tôi sẽ cổ phần hóa 3 Tổng công ty Phát điện (GENCO) trong giai đoạn 2016-2018; trong đó hoàn thành cổ phần hóa GENCO 3 trong năm 2017 và GENCO 1, 2 trong năm 2018.

Thứ hai, chúng tôi tách bạch chi phí khâu phân phối điện và bán lẻ điện của các Tổng công ty Điện lực. Hiện Tập đoàn đã hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực triển khai từ năm 2016 và tiếp tục thực hiện trong các năm tới.

Thứ ba, chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong EVN. Theo đó, EVN xây dựng Đề án chuyển A0 thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên, hạch toán độc lập trong EVN, báo cáo Bộ Công Thương trong năm 2018 để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

EVN cũng tham gia với Bộ Công Thương trong quá trình phê duyệt hoặc trình duyệt các nội dung liên quan đến triển khai Đề án như: đưa các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh tham gia thị trường bán buôn điện; cơ chế giá điện phù hợp với các cấp độ phát triển thị trường điện; cơ chế điều tiết giữa các Tổng công ty Điện lực trong Thị trường bán buôn; cơ chế giá phân phối điện...

Ngoài ra, chúng tôi còn sắp xếp bộ máy các Tổng công ty phân phối điện để tham gia cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh bắt đầu từ năm 2021 và chính thức tử năm 2023.

- Vậy các GENCO sau khi cổ phần hóa sẽ có vai trò như thế nào trong thu hút đầu tư cũng như tham gia trực tiếp vào Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thưa ông?

- Ông Đinh Quang Tri: EVN hiện đang triển khai thực hiện cổ phần hóa 3 GENCO 1, 2, 3 theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Quyết định 168, việc cổ phần hóa các GENCO sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn.

Trước tiên, giai đoạn 2016-2018 các GENCO tiếp tục trực thuộc EVN và do EVN nắm giữ ít nhất 51% cổ phần; giai đoạn 2019-2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn nhà nước tại các GENCO xuống dưới mức chi phối và tách ra khỏi EVN sau khi có đánh giá kết quả hoạt động sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa.

Hiện nay, do tình hình tài chính của các GENCO yếu và gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư các dự án nguồn điện nên để có thể thực hiện cổ phần hóa thành công các GENCO và các GENCO sau khi cổ phần hóa chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đầu tư nguồn điện mới được giao theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia như quy định trong Quyết định 168, EVN đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ cơ chế thực hiện tái cấu trúc, lành mạnh về tài chính trước khi thực hiện, theo đó cho phép EVN chỉ đạo các GENCO bán bớt hoặc bán hết phần vốn đang đầu tư tại các công ty cổ phần phát điện nhằm lành mạnh tài chính, đảm bảo tiêu chí nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, giá trị thu về từ bán bớt phần vốn cho phép EVN và các GENCO tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ để làm vốn đối ứng cho việc đầu tư, phát triển dự án mới đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư lớn tham gia mua cổ phần các GENCO, EVN cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép khi bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ thực hiện bán trên 50% vốn điều lệ của các GENCO.

Trong trường hợp không bán hết số lượng cổ phần chào bán thì EVN tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối tại các GENCO và sẽ xem xét thoái vốn xuống dưới mức chi phối trong giai đoạn tiếp theo như phê duyệt trong Quyết định 168.

Sau khi cổ phần hóa, các GENCO tiếp tục tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo các quy định về thị trường điện do Bộ Công Thương phê duyệt.

- Thưa ông, sau 2 năm cổ phần hóa thì lộ trình thoái vốn Nhà nước của các Tổng công ty Phát điện sẽ diễn ra như thế nào?

- Ông Đinh Quang Tri: Như tôi đã nói ở trên, trong giai đoạn 2019-2020, sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa, EVN sẽ tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của các GENCO và báo cáo Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ xem xét thoái phần vốn nhà nước tại các GENCO xuống dưới mức chi phối (trong trường hợp EVN vẫn nắm giữ cổ phần chi phối tại các GENCO trong giai đoạn 2016-2018) và tách ra khỏi EVN, đảm bảo tuân thủ theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

- Còn với 5 Tổng công ty Điện lực hiện nay thì sẽ thực hiện theo mô hình tổ chức nào để từng bước tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện, thưa ông?

- Ông Đinh Quang Tri: Theo Quyết định 168, trong giai đoạn 2016-2020, cả 5 Tổng công ty Điện lực tiếp tục duy trì mô hình tổ chức theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ; thực hiện tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực.

Theo tiêu chí tại Quyết định 58/2016/QĐ-TTg thì lĩnh vực Quản lý lưới điện phân phối sẽ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; lĩnh vực Kinh doanh bán lẻ điện sẽ được cổ phần hóa phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực.

Hiện nay, 5 Tổng công ty Điện lực đang quản lý cả khâu phân phối và khâu kinh doanh bán lẻ điện. Để thực hiện cổ phần hóa được khâu kinh doanh bán lẻ điện cần tách bạch về tổ chức giữa khâu kinh doanh bán lẻ điện và khâu quản lý lưới điện phân phối.

Theo lộ trình hình thành thị trường điện hiện nay (quy định tại Quyết định 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) thì khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra khỏi khâu phân phối điện khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, bắt đầu từ năm 2021. Khi đó, các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện sẽ cạnh tranh với nhau và các công ty cổ phần tư nhân khác để bán điện cho khách hàng sử dụng điện. Như vậy, theo lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực, khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra và cổ phần hóa vào giai đoạn sau năm 2020.

Để tạo thuận lợi cho việc cổ phần hóa khâu kinh doanh bán lẻ điện sau năm 2020, trong giai đoạn 2016-2020, cùng với việc thực hiện tách bạch chi phí khâu phân phối điện và bán lẻ điện, EVN sẽ từng bước nghiên cứu, sắp xếp, điều chỉnh mô hình tổ chức các bộ phận thực hiện nhiệm vụ phân phối điện và kinh doanh bán lẻ điện của các Tổng công ty Điện lực theo hướng tách bạch về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ trong suốt giai đoạn Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Trên cơ sở các bộ phận thực hiện hoạt động phân phối và bán lẻ đã được điều chỉnh theo hướng tách bạch ở cuối giai đoạn Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, sẽ tách khâu kinh doanh bán lẻ điện tại các tỉnh/thành phố thuộc các Tổng công ty Điện lực giai đoạn sau năm 2020 để cổ phần hóa; trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ theo tiêu chí của Quyết định 58/2016/QĐ-TTg.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Mai Phương/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…