Eximbank sắp phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2022

Eximbank dự kiến phát hành tối đa 5.000 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Ngân hàng này dự kiến phát hành thành 5 đợt, mỗi đợt 1.000 tỷ đồng.
Eximbank sắp phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2022

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa thông qua phương án phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2022.

Cụ thể, Eximbank dự kiến phát hành tối đa 5.000 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu với kỳ hạn tối đa là 3 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và không phải nợ thứ cấp của Eximbank.

Mục đích phát hành trái phiếu của ngân hàng là để tăng quy mô vốn hoạt động của Eximbank, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Eximbank dự kiến phát hành thành 5 đợt, mỗi đợt 1.000 tỷ đồng. Trong đó hai đợt đầu phát hành dự kiến vào quý II/2022 và 3 đợt sau dự kiến phát hành vào quý III và quý IV/2022.

Mục đích phát hành trái phiếu của ngân hàng là để tăng quy mô vốn hoạt động của Eximbank, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nguồn vốn thu được từ việc phát hành sẽ được Eximbank sử dụng để cho vay, cấp tín dụng cho khách hàng theo từng thời kỳ.

Eximbank vừa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 lần thứ hai với tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham gia là 94,82%. Đại hội Eximbank đã thông qua phương án chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu để tăng vốn, lấy từ nguồn lợi nhuận để lại trong giai đoạn 2017-2021. Lần chia cổ tức gần nhất của Eximbank là 2013 với tỷ lệ 4%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 4 cổ phiếu mới.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, lợi nhuận chưa phân phối lũy kế của Eximbank sau khi trích lập các quỹ là gần 2.937 tỷ đồng. Dự kiến sau khi chia cổ tức, khoản lợi nhuận tích lũy này sẽ giảm còn gần 480 tỷ đồng, được giữ lại để củng cố và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2022. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Eximbank sẽ tăng từ 12.355 tỷ đồng lên 14.814 tỷ đồng. Số vốn mới sẽ giúp Eximbank đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Quý I/2022, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt gần 1.245 tỷ đồng, tăng 52,3% so với cùng kỳ. Tổng tài sản của ngân hàng tăng 3,9% đạt 172.343 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng táng 6,9% đạt 122.553 tỷ đồng. Số dư nợ xấu của ngân hàng là 2.421 tỷ đồng, tăng 7,7%. Tỷ lệ nợ xấu là 1,98%.

Năm 2022, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 9% so với hồi đầu năm; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147.600 tỷ đồng, tăng 7,4%.

Dư nợ cấp tín dụng (dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 127.149 tỷ đồng, tăng 10%, đây là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước thông báo, trong trường hợp điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới 1,7% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.500 tỷ đồng, cao gấp đôi thực hiện năm 2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…