Eximbank có tân Tổng Giám đốc, thời gian đương nhiệm chỉ 1 năm

Ngày 8/9, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc giữ chức vụ Tổng Giám đốc của ngân hàng sau khi đã được phê duyệt từ Ngân hàng Nhà nước.
Eximbank có tân Tổng Giám đốc, thời gian đương nhiệm chỉ 1 năm

Như vậy, sau hơn 2 năm bỏ trống kể từ tháng 4/2019 khi ông Lê Văn Quyết hết hợp đồng, Eximbank đã có tổng giám đốc mới.

Ông Trần Tấn Lộc đảm nhiệm chức vụ CEO Eximbank kể từ ngày 8/9/2021, thời gian giữ chức vụ là 1 năm.

CEO Eximbank Trần Tấn Lộc sinh năm 1969, có trình độ Tiến sĩ Tài chính - Tín dụng, và có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.

Xuất phát là một nhân viên phòng kế toán, ông Trần Tấn Lộc trải nghiệm và thăng tiến qua nhiều vị trí (Kiểm soát viên Phòng kế toán; Phó phòng Kế toán giao dịch; Phó phòng Thẻ tín dụng; Trưởng Phòng thẻ tín dụng; Trợ lý Tổng giám đốc kiêm phó ban dự án), trước khi được cất nhắc làm Phó Tổng Giám đốc thường trực Eximbank kể từ tháng 03/2007.

Với gần 15 năm liên tục làm Phó Tổng Giám đốc, kinh qua cả chức vụ Quyền Tổng Giám đốc (từ ngày 10/12/2015 đến ngày 16/03/2016), ông Trần Tấn Lộc là nhân sự kỳ cựu bậc nhất trong Ban điều hành đương nhiệm ở ngân hàng Eximbank, chứng kiến và tồn tại qua nhiều biến cố, bao gồm cả "cuộc chiến" suốt nhiều năm qua.

Eximbank cho biết, ông Trần Tấn Lộc là người được tập thể Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của ngân hàng tín nhiệm rất cao trong việc cùng Ban điều hành phát triển ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn.

Tân Tổng giám đốc Eximbank được kỳ vọng sẽ đưa nhà băng này trở lại vị trí là một trong những thương hiệu ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước.

Xem thêm

Kịch bản ĐHĐCĐ bất thành tiếp tục lặp lại tại Eximbank

Kịch bản ĐHĐCĐ bất thành tiếp tục lặp lại tại Eximbank

Tính đến 9h30 phút ngày 29/7, ĐHĐCĐ của Eximbank mới chỉ có 142 cổ đông đại diện cho 42,57% vốn cổ phần tham dự. Như vậy, ĐHĐCĐ lần 2 của Eximbank tiếp tục bất thành do không đủ lượng cổ đông tham dự theo quy định là tối thiểu 51%.
Eximbank: Tìm đâu "phao cứu sinh"?

Eximbank: Tìm đâu "phao cứu sinh"?

Tiếp tục thất bại trong việc tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020 dù đã là thời gian tổ chức ĐHĐCĐ năm 2021 với căng thẳng leo thang, Eximbank tiếp tục rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, chiếc "phao cứu sinh" của ngân hàng hiện đang nằm ở đâu?

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...