Eximbank lại họp ĐHCĐ bất thường, muốn giải quyết "bài toán nhân sự cấp cao"

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (MCK: EIB) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông bất thường. Dự kiến, cuộc họp được tổ chức vào ngày 30/7.
Eximbank lại họp ĐHCĐ bất thường, muốn giải quyết "bài toán nhân sự cấp cao"

Theo đó, Eximbank dự định trình đại hội kiến nghị của nhóm cổ đông gồm Công ty cổ phần Rồng Ngọc, Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Helios, Công ty cổ phần Thắng Phương, bà Thái Thị Mỹ Sang và bà Lưu Như Trân (chiếm 10,3% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank).

Nhóm cổ đông này đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) gồm ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.

Việc miễn nhiệm có hiệu lực kể từ thời điểm ĐHĐCĐ Eximbank thông qua quyết định miễn nhiệm đối với từng thành viên trong HĐQT.

Theo ý kiến của của HĐQT Eximbank, việc nhóm cổ đông yêu cầu tổ chức ĐHĐCĐ bất thường và đề xuất bỏ phiếu miễn nhiệm đối với các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 – 2020 trong khi chưa thể tiến hành bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025 do các cuộc họp ĐHĐCĐ tổ chức liên tiếp gần đây không thành công là không hợp lý vì theo quy định pháp luật, Eximbank phải luôn đảm bảo đủ số lượng tối thiểu nhân sự thành viên HĐQT nhằm thực hiện vai trò quản trị, điều hành vào mọi thời điểm.

Để ổn định tình hình hoạt động của Eximbank, HĐQT Ngân hàng này mong muốn các cổ đông có được sự đồng thuận, thống nhất và có tiếng nói chung để có thể tổ chức thành công ĐHĐCĐ và bầu được HĐQT cho nhiệm kỳ mới trong thời gian sớm.

Trước đó, kiến nghị miễn nhiệm của nhóm cổ đông trên đã được đưa ra từ tháng 4, ngay trước thềm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần 3.

Đồng thời, HĐQT Eximbank còn nhận được văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông khác gồm: ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Trần Công Cận, Lafelle Limited và Education Management Holdings Limited (sở hữu 11,2% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) đề nghị miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT gồm ông Hoàng Tuấn Khải, ông Đặng Anh Mai và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Tuy nhiên, kiến nghị của nhóm cổ đông này không được đề cập trong tờ trình ĐHĐCĐ bất thường ngày 30/7 tới đây.

Một điểm đáng chú ý khác là vào ngày 29/7 tới, một ngày trước khi ĐHĐCĐ bất thường được tổ chức, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần hai.

Theo điều lệ hiện tại của Eximbank, ĐHĐCĐ lần hai chỉ được tiến hành khi có thành viên tham dự là các cổ đông và những đại diện được ủy quyền dự họp đại diện cho ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Năm 2021, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận  ở mức 2.150 tỷ đồng. Theo đó, Ngân hàng dự kiến tổng tài sản năm 2021 tăng 10% so với năm 2020, đạt 177.000 tỷ đồng. Huy động vốn dự kiến tăng 10% đạt 148.000 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng khoảng 15% lên 117.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát không quá 2,5% tổng dư nợ.

Xem thêm

Eximbank lại làm “nóng” thị trường

Eximbank lại làm “nóng” thị trường

Cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) vừa có văn bản yêu cầu họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm cắt giảm quy mô HĐQT của Eximbank thì ban kiểm soát của ngân hàng này cũng lên tiếng về sự “thiếu nhịp nhàng” của những người đứng đầu.
Kịch bản ĐHĐCĐ bất thành tiếp tục lặp lại tại Eximbank

Kịch bản ĐHĐCĐ bất thành tiếp tục lặp lại tại Eximbank

Tính đến 9h30 phút ngày 29/7, ĐHĐCĐ của Eximbank mới chỉ có 142 cổ đông đại diện cho 42,57% vốn cổ phần tham dự. Như vậy, ĐHĐCĐ lần 2 của Eximbank tiếp tục bất thành do không đủ lượng cổ đông tham dự theo quy định là tối thiểu 51%.
Eximbank: Tìm đâu "phao cứu sinh"?

Eximbank: Tìm đâu "phao cứu sinh"?

Tiếp tục thất bại trong việc tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020 dù đã là thời gian tổ chức ĐHĐCĐ năm 2021 với căng thẳng leo thang, Eximbank tiếp tục rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, chiếc "phao cứu sinh" của ngân hàng hiện đang nằm ở đâu?

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...