Fitch Ratings: Các ngân hàng Việt Nam có thể cần tới 10,7 tỷ USD để nâng tỷ lệ CAR lên mức 10%

Theo các dữ liệu được cập nhật đến giữa tháng 3, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Việt nam ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là 9,3% và nhóm tư nhân là 11,4%.
Fitch Ratings: Các ngân hàng Việt Nam có thể cần tới 10,7 tỷ USD để nâng tỷ lệ CAR lên mức 10%

Trong một báo cáo mới đây, Fitch Ratings nhận định, mức vốn thấp có khả năng vẫn là điểm yếu tín dụng đối với các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng, vì tốc độ tăng trưởng cho vay tăng nhanh sẽ khiến việc nâng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trở nên khó khăn trong 2-3 năm tới.

Cụ thể, trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ bởi khả năng sinh lời tốt hơn và xu hướng tăng vốn để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, sức khỏe nguồn vốn của ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang được cải thiện. Theo ước tính của Fitch Ratings, các ngân hàng chỉ cần huy động thêm khoảng 0,6 tỷ USD để đáp ứng yêu cầu CAR tối thiểu 8% của Basel II trước thời hạn tháng 1 năm 2023.

Trong trường hợp phải tăng dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản lỗ tiềm ẩn từ các khoản vay có vấn đề và duy trì CAR bình quân ở mức 10%, hệ thống ngân hàng có thể phải huy động thêm 10,7 tỷ USD (~2,9% GDP). Trong đó, sự thiếu hụt vốn đặc biệt xảy ra tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.

Tổ chức xếp hạng này dự báo, tiềm lực vốn của các ngân hàng Việt Nam sẽ vẫn còn mỏng. Theo các dữ liệu được cập nhật đến giữa tháng 3, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Việt nam ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là 9,3% và nhóm tư nhân là 11,4%. Trong khi đó, CAR của trung bình một số quốc gia trong khu vực như Philippines là 17,6%, Singapore 17,9%, Malaysia 18,2%, Thái Lan 19,9%, Indonesia 25,2%.

Bên cạnh đó, Fitch Ratings cho rằng tăng trưởng tín dụng cao và liên tục ở các ngân hàng cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chất lượng tài sản, đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đi xuống.

Đánh giá của Fitch Ratings
Đánh giá của Fitch Ratings

Tổ chức này cho biết, có thể nâng xếp hạng khả năng hoạt động của hầu hết các ngân hàng Việt Nam cao hơn một bậc nếu tỷ lệ vốn cốt lõi cao hơn 2-3 điểm phần trăm. "Tuy nhiên, trừ trường hợp huy động thêm vốn bên ngoài, các thay đổi nội tại của ngân hàng chỉ ở mức khiêm tốn", Fitch Ratings cho biết thêm.

Về mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong 2022 của Ngân hàng Nhà nước, Fitch Ratings nhận định, đây vẫn là một mức tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2017-2021 là 14%) và cho thấy tỷ lệ an toàn vốn hệ thống ít có khả năng cải thiện nhanh chóng. Điều này sẽ càng rõ nét hơn nếu yêu cầu không chia cổ tức tiền mặt của NHNN, áp dụng kể từ tháng 3 năm 2020 được nới lỏng.

Xem thêm

Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?

Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?

Việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn). Nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàn
Basel II: Chuẩn "ấm no" ngân hàng?

Basel II: Chuẩn "ấm no" ngân hàng?

Sau 3 năm chuẩn bị, Basell II đã chính thức được áp dụng. Ngành ngân hàng bước vào tiến trình xây dựng một hệ thống lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia bền vững được đánh dấu bởi những ngân hàng có năng lực toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...