Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ 'ổn định' lên 'tích cực'

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings khẳng định lại xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, nâng triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực”.
Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ 'ổn định' lên 'tích cực'

Tổ chức Fitch Ratings nâng triển vọng lên “tích cực” phản ánh khả năng phục hồi tăng trưởng của Việt Nam, một trong rất ít nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc nhóm các nước hạng BB có thể duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,91% vào năm 2020 trước đại dịch COVID-19.

Fitch Ratings ghi nhận các thành quả về tài khóa, nợ công của Việt Nam, thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát nhanh chóng dịch COVID-19 ngay từ ngày đầu, cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm sớm hồi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng. Tổ chức này dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7% vào năm 2021 và 2022, cùng với đà phục hồi kinh tế toàn cầu giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu, hoạt động kinh tế trong nước được bình thường hóa và Chính phủ sẽ tiếp tục ngăn chặn thành công dịch COVID-19.

Fitch Ratings dự báo các nỗ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao, giảm chênh lệch GDP bình quân đầu người so với các nước cùng xếp hạng với Việt Nam, cải thiện hơn nữa tài chính công thông qua củng cố tài khóa bền vững và ổn định nợ trong trung hạn sẽ là những yếu tố tích cực giúp cải thiện hơn nữa xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong thời gian tới.

Đây là tổ chức quốc tế thứ 2 có đánh giá tích cực và nâng hạng triển vọng kinh tế của Việt Nam. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với điều hành chính sách hiệu quả của Chính phủ, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cũng như dư địa tài khóa ngày càng vững chắc.

Trước đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức 3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. 

Cơ sở để Moody’s đưa ra quyết định nâng triển vọng kinh tế Việt Nam hai bậc là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung hạn được nhận định là đầy hứa hẹn nhờ những thành quả cải thiện vị thế tài khóa và nợ đầy thuyết phục và vững chắc.

Xem thêm

Fitch Ratings: Nợ quá hạn sẽ còn tăng mạnh hơn nữa

Fitch Ratings: Nợ quá hạn sẽ còn tăng mạnh hơn nữa

Fitch Ratings cho biết, các khoản nợ quá hạn trong quý I/2020 đã tăng 45% so với cuối năm 2019 và các khoản nợ này dự kiến sẽ còn tăng mạnh hơn nữa khi triển vọng kinh tế vẫn ảm đạm do nhu cầu toàn cầu yếu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...