FLC Faros còn lại gì nếu trả cổ tức 20%?

Tổng lợi nhuận chưa phân phối của CTCP xây dựng FLC Faros (mã: ROS) còn lại trên sổ sách đến cuối năm 2017 là 947 tỷ đồng. Nếu trả cổ tức tỷ lệ 20% cho cổ đông, thì lợi nhuận công ty chỉ còn dư vỏn vẹ
FLC Faros còn lại gì nếu trả cổ tức 20%?

Giới đầu tư chứng khoán đang xôn xao trước thông tin lan truyền trước thềm Đại hội cổ đông thường niên 2018 về tỷ lệ cổ tức năm 2017 lên tới 20% của FLC Faros. Song công ty sẽ trả bằng cổ phiếu, thay vì chia tiền mặt dù con số lợi nhuận trên sổ sách ngót nghét gần 1.000 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2017, FLC Faros đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, tương ứng phát hành thêm 43 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên hơn 4.723 tỷ đồng trong hành trình tăng vốn “siêu tốc”.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 (đã kiểm toán), FLC Faros ghi nhận tổng doanh thu là 5.361 tỷ đồng, tăng trưởng 51,3% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 848 tỷ đồng, tăng 80,4% so với năm trước chỉ ở mức khiêm tốn 470 tỷ đồng. Cùng với 99 tỷ đồng lợi nhuận còn lại năm trước, thì đến cuối năm 2017, FLC Faros còn tổng cộng 947 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

Nếu dùng hết toàn bộ lợi nhuận trên sổ sách để chia cổ tức, thì mỗi cổ phiếu ROS sẽ được chia tối đa khoảng 2.005 đồng/CP, tương ứng tỷ lệ 20% trên mệnh giá cổ phần. Tuy vậy, ban lãnh đạo sẽ phải trình lên ĐHCĐ thường niên 2018 tới đây phương án phân phối lợi nhuận của năm 2017, bao gồm các khoản trích quỹ, trích dự phòng… lợi nhuận còn lại sau đó mới được phép chia cổ tức. Cho nên, công ty có khả năng chia cổ tức song sẽ khó có tỷ lệ tới 20% như thông tin “đồn đoán” hiện nay.

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có cả mặt ưu và nhược điểm. Mà FLC Faros sẽ được hưởng lợi khi giữ lại toàn bộ 944 tỷ đồng lợi nhuận để phục vụ tái đầu tư, mở rộng… nhất là trong bối cảnh tín dụng cho lĩnh vực xây dựng, bất động sản vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, công ty sẽ phát hành thêm khoảng 94,46 triệu cổ phiếu, tiếp tục nâng vốn điều lệ thêm 944,6 tỷ đồng lên mức 5.667,6 tỷ đồng.

Về phía cổ đông, khi thị giá cổ phiếu ROS trên sàn hiện ở mức 139.000 đồng/CP (gấp 13,9 lần mệnh giá cổ phần), các cổ đông được chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có lợi hơn phương án chia tiền mặt. Song giá cổ phiếu sẽ tiếp tục bị pha loãng giống như các đợt phát hành ồ ạt thời gian qua.

Hiện, FLC Faros chưa có thông tin chính thức về lịch họp ĐHCĐ thường niên 2018 cũng như kế hoạch chia cổ tức của năm 2017.

Năm 2017, công ty ghi nhận mức tăng trưởng kinh doanh đột biến, trong đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 4.419 tỷ đồng, đem về lợi nhuận gộp gần 410 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng trưởng hơn 4 lần so với năm trước, đạt 924 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng đột biến gấp 48 lần, lên mức 145 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ ở mức 3 tỷ đồng.

Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đột biến gấp 2-3 lần, ở mức 19,2 tỷ đồng và 125,9 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, dự phòng thì lợi nhuận trước thuế đạt 1.057 tỷ đồng, lãi sau thuế là 848 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng lên 1.897 đồng/CP.

Theo giải trình của FLC Faros, sự tăng trưởng doanh thu cao này là nhờ công ty mở rộng quy mô hoạt động, ký được nhiều hợp đồng thi công có giá trị lớn mà chủ yếu là từ hoạt động xây dựng các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, dự án nhà ở của Tập đoàn FLC (mã: FLC)- là bên liên quan của Faros. Được biết, FLC Faros hiện sở hữu tổng giá trị các hợp đồng và dự án triển khai là 20.114 tỷ đồng tại các tỉnh Thanh Hoá, Bình Định, Quảng Ninh…

Ngoài ra, Faros đã thực hiện tái cơ cấu các khoản đầu tư để cải thiện đáng kể tăng trưởng doanh thu năm vừa qua.

Cùng với việc mở rộng hoạt động thầu xây dựng và đầu tư dự án, quy mô nợ của FLC Faros năm 2017cũng tăng rất lớn. Tính đến 31/12/2017, tổng nợ phải trả của công ty tăng gấp đôi lên 1.272 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là các khoản công nợ phải trả ngắn hạn cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu, nợ hàng chục nhà thầu phụ xây dựng công trình cho FLC Faros… Số nợ mỗi đơn vị từ vài tỷ đồng lên tới vài chục tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số vay nợ và nợ thuê tài chính năm qua tăng gấp 7,8 lần lên tới 979 tỷ đồng, chủ yếu từ các ngân hàng OCB, Vietinbank, PVcombank, NCB… và vay nợ các doanh nghiệp khác.

Trong khi đó, tổng khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng giảm nhẹ xuống còn 608 tỷ đồng so với con số 677 tỷ đồng của cuối năm 2016. Và khoản phải thu ngắn hạn khác là 121 tỷ đồng.

Đáng chú ý, năm 2017, FLC Faros mở rộng đầu tư và nhận thêm nhiều hợp đồng làm thầu xây dựng nên lượng hàng tồn kho đến cuối năm tăng mạnh 45% lên tới 1.207 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang). Từ năm 2017, nhờ quy mô vốn điều lệ nghìn tỷ, FLC Faros đã định hướng phát triển là kết hợp giữa vai trò chủ đầu tư với nhà thầu xây dựng tại các dự án bất động sản.

 >> Cổ phiếu của Faros, Novaland và Sabeco được thêm vào rổ chỉ số VN30

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...