FPT sẽ thanh toán cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền và cổ phiếu

Ngày 2/6, Công ty cổ phần FPT (MCK: FPT) sẽ chốt quyền trả cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền và cổ phiếu.
FPT sẽ thanh toán cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền và cổ phiếu

Theo đó, Công ty sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày 1/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền và Công ty sẽ thanh toán vào ngày 16/6.

Như vậy, với hơn 789,11 triệu cổ phiếu đang lưu hành, FPT sẽ phải chi xấp xỉ hơn 789,1 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trước đó, Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 10% vào tháng 9/2020.

Ngoài ra, Công ty dự kiến phát hành hơn 118,36 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 15% (20:3), tương đương cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 03 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020. Như vậy, tính chung cả 2 đợt, FPT chia cổ tức năm 2020 cho cổ đông với tỷ lệ 35%, trong đó 20% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu.

Năm 2021, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 34.720 tỷ đồng, tăng 16,4% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.210 tỷ đồng, tăng 18%. Trong đó, lợi nhuận khối công nghệ đạt 2.720 tỷ đồng; khối viễn thông đạt 2.380 tỷ đồng; khối giáo dục, đầu tư và khác đạt 1.110 tỷ đồng.

Đây là mức tăng trưởng mà FPT mong muốn duy trì trong dài hạn. Đồng thời, Công ty tiếp tục đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 20%.

Xem thêm

SCIC thoái toàn bộ vốn tại FPT

SCIC thoái toàn bộ vốn tại FPT

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa công bố thông tin bán đấu giá hơn 46 triệu cổ phiếu FPT, tương đương 5% cổ phần tại CTCP FPT với giá khởi điểm 49.400 đồng/cp.
Cùng FPT hợp lực thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số thành công

Cùng FPT hợp lực thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số thành công

Ngày 14 tháng 12, với mong muốn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, FPT tiếp tục đưa ra những định hướng chiến lược và các chương trình hành động cụ thể trong các lĩnh vực trong điểm như y tế, giáo dục, tài chính – ngân hàng,…

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...