Gần 2/3 doanh nghiệp niêm yết chưa tuân thủ đúng, đủ về công bố thông tin

Đây là số liệu được đưa ra tại sự kiện công bố kết quả bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất 2019 (IR Awards 2019) do Vietstock phối hợp với Tài chính & Cuộc số
Gần 2/3 doanh nghiệp niêm yết chưa tuân thủ đúng, đủ về công bố thông tin

Top 3 doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm Large Cap có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất 2019

Theo kết quả cuộc khảo sát toàn diện về công bố thông tin (CBTT) trước bình chọn, số lượng doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ CBTT năm 2019 trên cả hai sàn chứng khoán (HOSE và HNX) là 259 doanh nghiệp trong tổng số 713 DNNY thuộc danh sách khảo sát, tương ứng với tỷ lệ 36,33%. Nói cách khác, gần 2/3 số DNNY chưa tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ CBNT.

Ban tổ chức cho biết, tổng số DNNY được khảo sát năm 2019 tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018. Tuy nhiên, số lượng DNNY đạt chuẩn CBTT lại giảm 7 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ giảm 2.45%.

Từ 259 DNNY đạt chuẩn CBTT,  Ban tổ chức tiếp tục sàng lọc, tìm ra 45 doanh nghiệp xuất sắc nhất để đưa vào danh sách bình chọn năm 2019. Các DN được phân thành 3 nhóm theo giá trị vốn hóa bao gồm: Large Cap, Mid Cap và Small & Micro Cap.

Gần 2/3 doanh nghiệp niêm yết chưa tuân thủ đúng, đủ về công bố thông tin ảnh 1

Top 3 doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm Large Cap có hoạt động IR được các Định chế Tài chính đánh giá cao nhất 2019

Kết quả cuối cùng, Top 3 DNNY có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất 2019 gồm:

Nhóm Large Cap: Tập đoàn Masan (Mã MSN), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Mã STB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Mã TPB).

Nhóm Mid Cap: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Mã DPM), Tập đoàn FLC (Mã FLC), Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã NT2).

Nhóm Small & Micro Cap: Công ty CP Đầu tư Xây dựng 3-2 (Mã C32), Công ty CP CNG Việt Nam (Mã CNG), Công ty CP Bất động sản Netland (Mã NRC).

Top 3 DNNY có hoạt động IR được các Định chế Tài chính đánh giá cao nhất 2019, gồm:

Nhóm Large Cap: Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (Mã MWG), Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Mã NVL); Tập đoàn VINGROUP (Mã VIC).

Nhóm Mid Cap: Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (Mã AAA), Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (Mã DXG), Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã PDR).

Nhóm Small & Micro Cap: Công ty CP Thế giới số (Mã DGW), Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành (Mã GDT), Công ty CP Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Mã HDC).

IR Awards là sự kiện thường niên được thực hiện từ năm 2012 nhằm nâng cao nhận thức về CBTT, về quan hệ cổ đông nói riêng hay quan hệ nhà đầu tư nói chung; hướng đến một thị trường chứng khoán công khai – minh bạch – hiệu quả.

Năm 2019, bên cạnh bình chọn trực tuyến công khai được đông đảo nhà đầu tư tham gia, chương trình còn có sự tham gia  của 19 định chế tài chính cùng đồng hành và thực hiện đánh giá chất lượng về hoạt động IR của các doanh nghiệp niêm yết.

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...