Gặp áp lực chốt lời, cổ phiếu VinFast lao dốc, vốn hoá "bốc hơi" hơn 80 tỷ USD

Chuỗi ngày tăng tốc chóng mặt của cổ phiếu VinFast đã đột ngột dừng lại vào phiên 29/8, quay đầu trượt giảm hơn 40% và xoá sạch 83 tỷ USD giá trị vốn…

Xe điện VinFast
Xe điện VinFast

Cổ phiếu VinFast đã giảm hơn 40% xuống mức giá 46,25 USD/cổ phiếu vào thứ 29/8, xóa sạch mức tăng trong phiên trước đó của nhà sản xuất xe điện.

Trước đó, vào ngày 28/8, VinFast đã tăng 20% để đạt mức vốn hóa thị trường cao thứ ba trong số các nhà sản xuất ô tô toàn cầu.

Tuy nhiên, những người theo dõi thị trường cho biết, mức độ “float” nhỏ của VFS (tỷ lệ số cổ phiếu có thể chuyển nhượng trên sàn giao dịch chứng khoán) khiến cổ phiếu dễ bị biến động mạnh. Khoảng 99% cổ phần của VinFast do tập đoàn Vingroup và hai công ty khác nắm giữ.

Cụ thể, khoảng 1,2 tỷ trong số 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành của VinFast do Vingroup nắm giữ. Nhà sáng lập Phạm Nhật Vượng sở hữu 51% số cổ phiếu đó trực tiếp hoặc thông qua Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG). Khoảng 1,1 tỷ cổ phiếu VinFast cũng do VIG và Asian Star trực tiếp nắm giữ, một đơn vị khác do ông Vượng kiểm soát.

Screen Shot 2023-08-30 at 9.25.41 AM.png

Có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng kiểm soát khoảng 99,7% cổ phiếu VinFast, sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp khoảng 1,7 tỷ cổ phiếu VFS. Tất cả những thông tin này đều được tiết lộ trong hồ sơ của VinFast gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).

Do đó, biến động mới của cổ phiếu VinFast đã khiến tỷ phú Phạm Nhật Vượng mất đi khoảng 67 tỷ USD tài sản (trên giấy tờ). Vào thời điểm đóng cửa ngày 28/8, cổ phần VinFast của ông Vượng trị giá khoảng 141 tỷ USD, đủ để xếp ông ngay dưới Jeff Bezos trong danh sách những người giàu nhất của Bloomberg.

Vào thời điểm đóng cửa ngày 29/8, số cổ phần của ông Vượng giảm xuống còn khoảng 74 tỷ USD, xếp ông ngay trên Jim Walton, con trai của người sáng lập Walmart Sam Walton.

Đó là một khoản lỗ lớn chỉ trong một ngày, nhưng cổ phần của ông Vượng tại thời điểm sáp nhập SPAC với Black Spade mới trị giá khoảng 18 tỷ USD. Do đó, ông Vượng vẫn được hưởng lợi từ mức tăng gần 300%.

Còn đối với VinFast, công ty vẫn có vốn hóa thị trường trên 100 tỷ USD và giữ vững danh hiệu nhà sản xuất ô tô có giá trị thứ ba trên hành tinh, sau Toyota Motor và Tesla.

VinFast được thành lập vào năm 2017 và kinh doanh xe điện từ năm 2022. Hãng có kế hoạch xây dựng một nhà máy tại bang Bắc Carolina trong một nỗ lực tiến bước đầy tham vọng vào thị trường xe điện của Mỹ.

Xem thêm

VinFast là một phần của tập đoàn VinGroup, thuộc sở hữu bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Cổ phiếu VinFast tăng tốc hơn 300%

Cổ phiếu VinFast chốt phiên giao dịch 25/8 ở mức giá 68,77 USD/cổ phiếu, tăng hơn 40% so với ngày trước đó và đánh dấu phiên tăng thứ năm liên tiếp…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...