GDP không phải là thước đo phát triển của quốc gia?

Việc sử dụng GDP làm thước đo cho sự phát triển kinh tế không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi bỏ qua khoảng cách giàu - người nghèo, trong đó lợi nhuận thuộc về nhóm nhỏ siêu giàu.

Đây là một trong những nội dung toạ đàm trong khuôn khổ triển lãm Nền Kinh tế Nhân văn, do Oxfam tại Việt Nam tổ chức từ ngày 28/12/2021 đến ngày 2/1/2022.

Triển lãm tái hiện chân thực bức tranh xã hội Việt Nam. Bên cạnh những đổi thay tích cực, một góc khác về chênh lệch giàu nghèo, khoảng cách trong chất lượng giáo dục, và các vấn đề của đô thị hiện đại cũng được thể hiện qua các mô hình trưng bày.

Tọa đàm tại buổi Khai mạc triển lãm, các chuyên gia phát triển, các nhà nghiên cứu xã hội và nghệ thuật đã cùng thảo luận các chiều cạnh của việc tiếp cận đặt con người và môi trường làm trung tâm của nền Kinh tế Nhân văn, đưa ra phân tích và đánh giá về các cơ hội và thách thức để xây dựng Nền Kinh tế Nhân văn ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế dịch chuyển sau tác động của đại dịch COVID-19 và hướng tới Net Zero.

Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận GDP không phải là thước đo phát triển của quốc gia. (Ảnh: Int)
Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận GDP không phải là thước đo phát triển của quốc gia. (Ảnh: Int)

Nền Kinh tế Nhân văn là mô hình kinh tế mới do tổ chức Oxfam đề xuất trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết những lỗ hổng trong phương thức vận hành nền kinh tế hiện nay đang khiến bất bình đẳng gia tăng và môi trường bị hủy hoại nghiệm trọng.

Việc sử dụng GDP làm thước đo cho sự phát triển kinh tế không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đo lường chỉ dựa trên GDP đang bỏ qua nhiều yếu tố như khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, trong đó lợi nhuận thuộc về nhóm nhỏ siêu giàu, bất bình đẳng về thu nhập và tài sản gia tăng, môi trường chịu tác động nặng nề hay sự tham gia của người dân còn hạn chế trong mô hình quản trị quốc gia.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận GDP không phải là thước đo phát triển của quốc gia. Các quốc gia cần đánh giá sự phát triển qua một thước đo rộng hơn về phúc lợi, nghèo đa chiều, và tính tới những yếu tố gây tổn hại tới sự bền vững của môi trường.

Oxfam đánh giá cao định hướng phát triển bao trùm mà Chính phủ Việt Nam đặt ra nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng. Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa định hướng và thực thi chính sách.

“Chúng tôi mong Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và các địa phương xây dựng những chính sách, chương trình để hiện thực hóa những mục tiêu này. Điều đó cũng sẽ giúp thay đổi quan niệm sống của người dân đặt lợi ích nhân văn cho cộng đồng, xã hội và môi trường lên trên lợi nhuận ngắn hạn”, ông Phạm Quang Tú nói.

Tiến sỹ Nguyễn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế - xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đánh giá, để xây dựng Nền Kinh tế Nhân văn ở Việt Nam, chúng ta cần thúc đẩy phát triển bao trùm đi cùng với kiềm chế sự gia tăng chênh lệch về tài sản. Đến năm 2030 và xa hơn là năm 2045, xu hướng gia tăng bất bình đẳng về tài sản có thể là rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự gắn kết xã hội nói riêng và sự phát triển của Việt Nam nói chung.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...