Gelex mua lại thành công ba lô trái phiếu trị giá 1.200 tỷ

Ngày 27/5, Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) đã thông báo phương án mua lại ba lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 1.200 tỷ đồng. Các trái phiếu này được phát hành vào năm 2020 và 2021, tất cả đều có kỳ hạn ba năm. Ngày tổ chức mua lại là 8/6 và 17/6/2022.
Gelex mua lại thành công ba lô trái phiếu trị giá 1.200 tỷ

Mới đây, ngày 19/5, Gelex đã mua lại một lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng. Như vậy, trong vòng chưa đầy hai tháng, Gelex tổ chức 4 đợt mua lại trái phiếu với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 31/3, Gelex có hơn 6.100 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, lớn hơn nhiều so với giá trị trái phiếu mua lại. 

Đầu tháng 4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy bỏ 9 lô trái phiếu tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành, các lãnh đạo Tân Hoàng Minh sau đó cũng bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra liên quan tới các lô trái phiếu trên.

Vì vậy, cổ đông của các doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu tỏ ra khá lo lắng. Trên các diễn đàn mạng xã hội đã xuất hiện nhiều tin đồn bất lợi về Gelex và Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn. Tập đoàn sau đó đã phải lên tiếng trấn an nhà đầu tư.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông ngày 12/5 mới đây, nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về các đợt phát hành trái phiếu của Gelex.

Trả lời băn khoăn của cổ đông, Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn khẳng định Gelex luôn làm đúng quy trình. Đối tác phát hành của Gelex là các định chế tài chính lớn như Maritimebank, Techcombank, Shinhan, ... “nên chúng tôi tuân thủ đầy đủ quy định về phát hành trái phiếu”, ông Tuấn tuyên bố.

Ban lãnh đạo Gelex cũng khẳng định các hệ số nợ của tập đoàn vẫn đang ở ngưỡng “an toàn, tương đối thấp”.

Tính đến cuối quý I/2022, Gelex có tổng nợ phải trả 39.787 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 7.773 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 15.003 tỷ. Nợ vay trái phiếu là xấp xỉ 7.000 tỷ.

Tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn của Gelex tại ngày 31/3 là gần 65%. Biểu đồ bên trên cho thấy giá trị nợ của Gelex tăng sốc vào quý II/2021 do đây là thời gian tập đoàn nắm quyền kiểm soát Tổng Công ty Viglacera và bắt đầu hợp nhất báo cáo tài chính của Viglacera, bao gồm tất cả khoản mục nợ, tài sản, doanh thu, lợi nhuận, …

Xét về tỷ lệ tương đối, nợ/tổng tài sản của Gelex không biến động quá nhiều, thường duy trì trong khoảng 60-70%.

Kết phiên hôm 27/5, cổ phiếu GEX dừng ở 23.500 đồng/cp, giảm 42% so với ngày đầu năm 2022.

Xem thêm

Bộ Công Thương đẩy mạnh cảnh báo sớm các hoạt động lẩn tránh phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương đẩy mạnh cảnh báo sớm các hoạt động lẩn tránh phòng vệ thương mại

Kể từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo, tới nay đã có 7 sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, cụ thể là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...