Giá dầu leo cao nhờ kỳ vọng phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc

Giá dầu tiếp tục tăng cao trong phiên thứ ba liên tiếp, phần lớn bởi sự lạc quan về nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc và dự báo về thâm hụt nguồn cung sau khi Arab Saudi và Nga gia hạn cắt giảm sản lượng…

Các giàn khoan dầu tại tỉnh Patagonia của Neuquen, Argentina
Các giàn khoan dầu tại tỉnh Patagonia của Neuquen, Argentina

Trong phiên giao dịch 18/9, hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 71 cent, tương đương 0,8%, lên 94,64 USD/thùng trong khi giá dầu thô WTI đạt mức 91,55 USD/thùng, tăng 78 cent, tương đương 0,9%.

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc, cùng dữ liệu vững chắc ở Mỹ và việc cắt giảm sản lượng liên tục của OPEC+ là những yếu tố hỗ trợ xu hướng tăng giá”.

Cả hai hợp đồng chuẩn hiện duy trì gần mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, đồng thời đánh dấu đà tăng hơn 30% trong ba tháng qua và sau khi Arab Saudi và Nga gia hạn cắt giảm sản lượng. Cả hai nhà xuất khẩu hàng đầu gần đây cho biết việc cắt giảm 1,3 triệu thùng/ngày sẽ kéo dài đến cuối năm, cho thấy triển vọng ngày càng thắt chặt đối với thị trường dầu mỏ.

Các nhà phân tích của ANZ lưu ý, việc cắt giảm sản lượng của Arab Saudi và Nga có thể đẩy thị trường vào tình trạng thâm hụt 2 triệu thùng mỗi ngày trong quý 4, và tình hình dự trữ tồn kho giảm theo sau đó sẽ khiến giá cao hơn nữa vào năm 2024.

Edward Moya, nhà phân tích tại OANDA, cho biết: “Có vẻ như giá sẽ dễ dàng đạt được mốc 100 USD/thùng. Trọng tâm của thị trường sẽ chuyển sang triển vọng nhu cầu từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới”.

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang trên đà đạt 2,1 triệu thùng/ngày, phù hợp với dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Về khía cạnh kinh tế, lãi suất của Mỹ được cho là sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, điều này cho thấy áp lực lớn hơn đối với Mỹ và từ đó cản trở nhu cầu dầu mỏ của nước này. Nhu cầu nhiên liệu của Mỹ có khả năng hạ nhiệt trong những tháng tới khi mùa du lịch hè kết thúc.

Cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 20/9 tới cũng dự kiến sẽ quyết định hướng đi của đồng USD, vốn đang giao dịch gần mức cao nhất trong 6 tháng. Bất kỳ mức tăng nào của đồng bạc xanh đều có thể gây áp lực lên thị trường dầu mỏ.

Ngoài Fed, thị trường cũng đang chờ quyết định lãi suất từ Ngân hàng Anh (BOE), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) trong tuần này. BOE dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, trong khi PBOC và BOJ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất.

Bất kỳ tín hiệu nào về chính sách tiền tệ trong tương lai cũng đều thu hút được sự quan tâm lớn, đặc biệt là từ BOJ, khi một số thành viên của ngân hàng trung ương Nhật Bản đã phát đi tín hiệu chuẩn bị chấm dứt chế độ lãi suất âm.

Tại Trung Quốc, PBOC dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong nỗ lực đạt được sự cân bằng giữa hỗ trợ phục hồi kinh tế và ngăn chặn sự suy yếu thêm của đồng nhân dân tệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...