Giá dầu tiếp tục đi lên khi OPEC+ cân nhắc cắt giảm nguồn cung sâu hơn

Giá dầu giao dịch cao hơn vào sáng 20/11 khi thị trường dự đoán khả năng OPEC + sẽ cắt giảm nguồn cung sâu hơn để hỗ trợ giá…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một máy bơm dầu thô ở lưu vực Permian, Texas (Mỹ)
Một máy bơm dầu thô ở lưu vực Permian, Texas (Mỹ)

Sáng ngày 20/11, hợp đồng tương lai dầu thô Brent tăng 11 cent, tương đương 0,1%, lên 80,72 USD/thùng.

Dầu thô WTI của Mỹ tăng 8 cent lên mức 75,97 USD/thùng. Hợp đồng tháng 12 sẽ hết hạn vào cuối ngày trong khi hợp đồng tương lai tháng 1 tăng 13 cent, tương đương 0,2%, ở mức 76,17 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng chuẩn đều tăng cao hơn 4% vào 17/11 sau khi có tin tức Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ xem xét khả năng cắt giảm nguồn sâu hơn trong cuộc họp sắp tới vào ngày 26/11.

Việc cắt giảm nguồn cung từ Arab Saudi và Nga từng là điểm hỗ trợ chính cho giá dầu, đẩy giá Brent lên gần 100 USD/thùng vào đầu năm nay. Tuy nhiên, mức tăng đã không được giữ vững trong bối cảnh thị trường có một loạt tín hiệu tiêu cực.

Tồn kho dầu và sản lượng của Mỹ đều ghi nhận ở mức cao. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế yếu kém từ một số nền kinh tế lớn làm dấy lên lo ngại rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chậm lại trong những tháng tới.

Nói chung, dự báo cơ bản của ngân hàng là kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào năm 2024 vẫn được thực hiện đúng như công bố. Ngoài ra, việc Arab Saudi đơn phương cắt giảm thêm 1 triệu thùng mỗi ngày sẽ được kéo dài đến quý 2 năm sau và sẽ chỉ đảo ngược dần dần kể từ tháng 7/2024.

Nhà phân tích Tony Sycamore của IG cho biết, giá dầu WTI có thể tăng lên 80 USD/thùng do có khả năng OPEC+ sẽ công bố cắt giảm sâu hơn tại cuộc họp sắp tới, mặc dù mức giảm xuống dưới 72 USD sẽ khuyến khích chính quyền Tổng thống Joe Biden bổ sung thêm vào Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Mỹ.

Các nhà đầu tư cũng đang chú ý đến sự gián đoạn trong giao dịch dầu thô của Nga sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với ba tàu đã gửi dầu thô Sokol đến Ấn Độ.

Kể từ thứ Sáu tuần trước, Moscow đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng, điều này có thể bổ sung vào nguồn cung nhiên liệu động cơ toàn cầu. Động thái này được đưa ra sau khi Nga nới lỏng hầu hết các hạn chế đối với xuất khẩu dầu diesel vào tháng trước.

Có thể bạn quan tâm