Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đẩy Fed vào thế khó

Việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ sẽ là thách thức mới đối với các quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đẩy Fed vào thế khó

Một số thành viên OPEC+, bao gồm Ả Rập Saudi và các đồng minh chủ chốt như Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu thêm 1,16 triệu thùng mỗi ngày bắt đầu từ tháng 5 cho đến cuối năm nay. Đây là một phần của sáng kiến ​​độc lập không liên kết với chính sách rộng lớn hơn của OPEC+.

Động thái mới của OPEC+ được đưa ra sau khi Nga dự định cắt giảm 500.000 thùng dầu mỗi ngày trong sản lượng của chính từ nay cho đến cuối năm - đưa tổng mức cắt giảm tự nguyện của các thành viên OPEC+ vượt quá 1,6 triệu thùng mỗi ngày.

Quyết định này của OPEC+ đang gây thêm gánh nặng cho các nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương thế giới.

“Chúng tôi không nghĩ rằng việc cắt giảm là nên làm vào thời điểm này - khi thị trường còn có rất nhiều điều không chắc chắn”, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Mỹ đưa ra bình luận. 

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần chỉ trích việc nhóm OPEC+ cắt giảm sản lượng, bởi các hạn chế trong sản xuất sẽ dẫn đến nguồn cung thấp, đẩy giá cả lên cao và gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu. 

“Giá dầu dự kiến sẽ còn tăng cao vì những đợt cắt giảm tự nguyện kiểu này. Từ đó thúc đẩy lạm phát toàn cầu tăng nhanh hơn dự kiến, khiến các ngân hàng trung ương phải thực hiện các quan điểm cứng rắn hơn về việc tăng lãi suất”, ông Victor Ponsford của công ty nghiên cứu Rystad Energy cho biết trong một ghi chú.

Ông Ponsford nhận định, những diễn biến này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế và hạn chế đà phục hồi cho nhu cầu dầu. 

Bên cạnh đó, ông Ponsford cũng cho rằng dự luật NOPEC có thể sẽ được ủng hộ nhiều hơn trước tin tức này, được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ cáo buộc OPEC+ nhiều lần sử dụng dầu làm vũ khí.

Dự luật “Không Sản xuất và Xuất khẩu Dầu” (No Oil Producing and Exporting Cartels), hoặc NOPEC, được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ khỏi các đợt tăng giá đột biến.  

Ngược lại, một đại biểu giấu tên của OPEC+ nói rằng chính Washington đã gây khó khăn cho cuộc chiến chống lạm phát khi ngăn chặn khả năng tiếp cận với khối lượng dầu của Venezuela và Iran, cũng giống như việc các quốc gia EU hạn chế mua hàng của Nga.

Không chỉ tại Mỹ, khu vực đồng euro cũng sẽ phải đối diện với những thách thức tương tự khi áp lực lạm phát ở đây mới vừa chỉ có dấu hiệu chậm lại. Theo giới phân tích, quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ cản trở đáng kể nỗ lực kiềm chế giá cả của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

cắt giảm sản lượng dầu
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.

Một số nhà phân tích cảnh báo, giá dầu có thể tăng vọt lên mức 100 USD/thùng trong năm nay. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng tình hình lạm phát tại Mỹ có thể nóng lên. 

Giới quan sát tin rằng đây sẽ là thách thức mới trong bài toán chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). 

Động thái của OPEC+ có thể trở thành lý do để Fed tiếp tục tăng lãi suất, bởi ưu tiên hàng đầu của ngân hàng trung ương vẫn là ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát”, giám đốc đầu tư tại công ty CBIZ Ann Rathbun cho biết.

Trong cuộc họp chính sách gần nhất, ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,75-5%, mức cao nhất kể từ năm 2007. Và với mục tiêu đưa lạm phát trở về mốc 2%, rất có thể Fed sẽ buộc lòng phải thắt chắt hơn nữa chính sách tiền tệ của mình.

Nhưng rõ ràng các đợt tăng lãi suất liên tục hơn một năm qua đã để lại những hậu quả không nhỏ đối với lĩnh vực tài chính. Điển hình là vụ sụp đổ của ngân hàng cho vay lớn tại Mỹ, Silicon Valley và Signature vào đầu tháng 3 dẫn đến sự hỗn loạn trong ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán. 

Khác với phần đông ý kiến, nhà môi giới dầu mỏ Tamas Varga lại cho rằng Fed có khả năng sẽ chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất như đã bài phát biểu của chủ tịch Fed Jerome Powell đã gợi ý, bởi quan điểm của Fed chủ yếu được định hình bởi các số liệu lạm phát cơ bản, thay vì số liệu lạm phát tiêu đề (bao gồm giá năng lượng và thực phẩm).

Xem thêm

Ông Jerome Powell nói gì sau khi Fed quyết tăng lãi suất?

Ông Jerome Powell nói gì sau khi Fed quyết tăng lãi suất?

Trong bài phát biểu trước báo giới, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cam kết Fed sẽ sử dụng tất cả các công cụ để bảo vệ hệ thống tài chính ngân hàng và tiếp tục kiên trì với cuộc chiến chống lạm phát…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…