Giá giao dịch chung cư mới tại Hà Nội và TP.HCM tăng cao bất chấp thị trường còn ảm đạm

Hà Nội và TP.HCM là một trong những khu vực có mức giao dịch tăng cao…

Quý 2/2023 giá chung cư Hà Nội vẫn tiếp tục có xu hướng tăng so với quý trước
Quý 2/2023 giá chung cư Hà Nội vẫn tiếp tục có xu hướng tăng so với quý trước

Theo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý 2/2023 của Bộ Xây dựng, giá giao dịch chung cư mới ở một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM được đánh giá là có những khu vực tăng cao, dù thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại.

Tuy nhiên, giá giao dịch thứ cấp căn hộ chung cư tại một số địa phương lại có xu hướng giảm từ 2 - 6% so với cùng kỳ năm trước và giảm nhiều ở một số địa phương như Đà Nẵng (giảm 5,8%), Đồng Nai (giảm 3,5%), Hải Phòng (giảm 3,1%). Về phân khúc căn hộ bình dân có mức giá dưới 25 triệu đồng gần như có không biến động và không có dự án mới. Giá sơ cấp trung bình của thị trường căn hộ chung cư đạt khoảng 47,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì).

Tại thành phố Hà Nội, mặc dù giá căn hộ chung cư tại Hà Nội được cho là đang ở mức cao, song theo khảo sát thì trong quý 2/2023 giá vẫn tiếp tục có xu hướng tăng so với quý trước. Mức giá tăng cao nhất là ở các dự án thuộc quận Tây Hồ và khu vực xung quanh, số lượng dự án chung cư mới mở bán ở khu vực này rất hiếm và đều có mức giá khoảng 80 - 100 triệu đồng/m2.

Các dự án căn hộ trên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công, Lạc Long Quân… đều tăng giá mạnh so với giá gốc và tăng khoảng 1 - 3% so với quý trước . Tuy nhiên, vẫn có sự biến động giảm giá ở phân khúc trung cấp tại một số khu vực có dự án đã đi vào sử dụng nhiều năm như dự án CT4 Vimeco II (Cầu Giấy) giảm khoảng 1,4%, Imperial Plaza (Thanh Xuân) giảm khoảng 1,9% ...

Tại TP.HCM, các dự án căn hộ đang phát triển, có đầy đủ pháp lý gần như độc quyền để chào hàng, khi thị trường không có nhiều nguồn cung mới trong quý. Đây là lý do dù khó khăn, thị trường ảm đạm nhưng giá căn hộ vẫn tăng khoảng 2% đến 3% so với quý trước tại một số dự án .

Tuy nhiên, theo khảo sát giá bán trung bình trong quý vừa qua cũng có có xu hướng giảm tại một số dự án do các dự án mới có giá cạnh tranh và các chủ đầu tư đưa ra nhiều chiết khấu cho khách hàng.

Đối với nhà ở riêng lẻ, đất nền trong dự án, trong quý 2/2023, được nhà đầu tư quan tâm chủ yếu mang tính chất đầu cơ, riêng người mua không còn quan tâm như trước. Nhiều nhà đầu tư đang gặp vấn đề về dòng tiền, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và chủ đầu tư ngừng hỗ trợ lãi suất cho vay, trong khi thị trường có tính thanh khoản giảm mạnh, dẫn đến nhiều giao dịch mang tính bán cắt lỗ ngày càng mạnh.

Giá bán của phân khúc bất động sản biệt thự, đất nền dự án ở nhiều địa phương trong quý tiếp tục có xu hướng giảm khoảng 2 - 5% so với quý trước. Phân khúc này có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh về giá trị phù hợp, tương xứng với giá trị đầu tư của sản phẩm và hạ tầng khu vực trong thời gian tới .

Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều, đặc biệt là các huyện ven đô và khu vực ngoại thành trong quý như: Quận Hà Đông, huyện Mê Linh, Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè (TP.HCM); quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng); thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Ảnh màn hình 2023-08-03 lúc 10.55.33.png
Nguồn: Bộ Xây dựng

Theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo (58/63 tỉnh), trong quý 2/2023 có 96.977 giao dịch thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 29.725 giao dịch thành công và bằng khoảng 75,61% so với quý 1/2023, bằng khoảng 43,03% so với quý 2/2022. Lượng giao dịch chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền với 67.525 giao dịch thành công và bằng khoảng 99,98% so với quý 1/2023, bằng khoảng 31,57% so với quý 2/2022

Đáng chú ý, lượng tìm mua bất động sản toàn quốc tính đến hết quý 2/2023 giảm khoảng 33% so với cùng kỳ năm trước, lượng tin đăng bán bất động sản cũng giảm khoảng 44%. Tình hình giao dịch trong quý trầm lắng do niềm tin của người mua, nhà đầu tư bị ảnh hưởng và những khó khăn về hạn mức tín dụng, lãi suất vay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Xem thêm

VARs: Cần kiểm soát tiền ứng trước của khách hàng để dòng tiền bất động sản đi đúng mục đích

VARs: Cần kiểm soát tiền ứng trước của khách hàng để dòng tiền bất động sản đi đúng mục đích

Trong nhiều năm qua, khoản tiền ứng trước của khách hàng chiếm khoảng 18% tỷ trọng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết, đây là một kênh dẫn vốn quan trọng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, để dòng tiền sử dụng vào đúng mục đích, đảm bảo tiến độ dự án…

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Vùng quanh TP.HCM đang nổi lên như một “thỏi nam châm” đầu tư bất động sản nhờ sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch rõ ràng và dòng vốn FDI lớn…