Ngày 6/2, giá lợn hơi cả nước có nơi tăng, nơi giảm. Theo đó, miền Bắc và miền Nam là 2 khu vực có giá lợn hơi đồng loạt giảm. Bên cạnh đó, miền Trung – Tây Nguyên có mức tăng giảm trái chiều.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Lợn hơi miền Bắc giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg. Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Yên Bái, Phú Thọ và Hà Nam có mức giá là 58.000 đồng/kg.
Cùng mức giảm trên, Bắc Giang và Ninh Bình đang thu mua lợn hơi ở mức 57.000 đồng/kg. Lợn hơi tại Lào Cai giảm 2.000 đồng/kg xuống 56.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, Thái Nguyên có giá cao nhất khu vực là 59.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại khu vực này tăng giảm trái chiều, dao động trong khoảng 53.000 – 56.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn hơi tại Quảng Bình và Ninh Thuận giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 53.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa.
Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, Lâm Đồng có giá thu mua lợn hơi là 54.000 đồng/kg. Ngược lại, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Bình Thuận lên mức 55.000 đồng/kg. Thanh Hóa và Nghệ An là 2 tỉnh có giá cao nhất khu vực 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Khu vực phía Nam giảm 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 52.000 - 55.000 đồng/kg. Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Nai.
Tương tự mức giảm, Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Vũng Tàu đang cùng thu mua lợn hơi ở mức 54.000 đồng/kg. Tại Đồng Tháp, giá lợn hơi giảm xuống 52.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực cùng với Bến Tre.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh hiện có trên 1 triệu con lợn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 12/2023, tỉnh Nghệ An mới chỉ tiêm phòng được 1.258 liều vắc xin dịch tả lợn Châu Phi cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên tại 4 huyện.
Cụ thể, Yên Thành 488 con, Quế Phong 600 con, Quỳ Châu 150 con và Hưng Nguyên 20 con. Theo đánh giá, đàn lợn sau khi tiêm vắc xin đang sinh trưởng và phát triển bình thường.
Tại những huyện đang có dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp như Anh Sơn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu… thì vẫn chưa được tiêm vắc xin. Nguyên nhân tỷ lệ tiêm đạt thấp là do loại vắc xin này chỉ tiêm cho những con lợn đủ điều kiện.
Với các trang trại lớn muốn tiêm vắc xin, cần đảm bảo các điều kiện như chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, lứa tuổi phù hợp với từng loại vắc xin, có đàn lợn khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm...