Giá lợn hơi ngày 15/3: Miền Bắc quay đầu giảm 1.000 đồng/kg

Ngày 15/3, giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam giữ đà tăng giá. Trong khi đó, miền Bắc quay đầu giảm 1.000 đồng/kg…

Duy nhất miền Bắc ghi nhận giảm giá

Hôm nay, giá lợn hơi cả nước có nơi tăng, nơi giảm. Theo đó, miền Bắc là khu vực có mức giảm 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam tăng giá.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Lợn hơi miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực là 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Phú Thọ đang thu mua lợn hơi ở mức 57.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng với Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên và Ninh Bình.

Bảng giá lợn hơi ngày 15/3 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Tại đây, giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 55.000 – 59.000 đồng/kg. Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá thu mua lợn hơi tại Lâm Đồng và Bình Thuận lên mức 59.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Cùng mức tăng, Đắk Lắk và Hà Tĩnh có giá lợn hơi lần lượt ở mức 58.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg. Trong khi đó, lợn hơi tại Bình Định tăng lên 56.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 15/3 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Giá lợn hơi miền Nam tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động quanh mức 57.000 - 60.000 đồng/kg. Theo đó, lợn hơi tại Đồng Nai và Vũng Tàu tăng 2.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng với Kiên Giang.

Cũng tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại TP.HCM, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và Cần Thơ lên mức 59.000 đồng/kg. Lợn hơi tại Bình Dương và An Giang tăng lên mức 58.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá tại Bến Tre sau khi tăng 2.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 15/3 tại miền Nam

Hiện nay, tỉnh Điện Biên đang chăn nuôi theo quy mô nông hộ chiếm tới 96%, chỉ có 4% là chăn nuôi theo quy mô trang trại. Vì vậy, áp lực về xử lý môi trường trong chăn nuôi là rất lớn.

Theo đó, 70% lượng chất thải được thu gom và xử lý trong chăn nuôi chủ yếu là thực hiện trong chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi nhốt.

Đối với đại gia súc, chăn nuôi chủ yếu theo hình thức thả rông và bán chăn thả nên chỉ có khoảng 18,7% lượng chất thải được xử lý tại các nông hộ, trang trại nuôi nhốt. Còn 81,3% lượng chất thải từ nuôi thả rông và bán chăn thả được xả thải trực tiếp ra môi trường tại các bãi chăn thả, trên nương rẫy, đồi, rừng... gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Được biết, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều người chưa quy hoạch khu chăn nuôi, khu vực chuồng trại đảm bảo hợp vệ sinh. Trong khi đó, việc đầu tư thiết bị, hệ thống xử lý chất thải bằng biogas, máy ép tách phân... tốn nhiều chi phí nên vẫn còn tình trạng chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Có thể bạn quan tâm