Giá lợn hơi ngày 25/12: Thị trường trong nước vẫn tiếp tục đứng giá

Ngày 25/12, giá thu mua lợn hơi ghi nhận ở mức ổn định tại cả 3 miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg…

Hôm nay, giá lợn hơi trong nước đi ngang

Theo ghi nhận, thị trường lợn hơi trong nước hôm nay không có biến động về giá. Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cho biết, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2023 giảm so với năm ngoái nhưng vẫn cao hơn từ 32,4 - 45,6% so với giai đoạn năm 2020.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại khu vực này không ghi nhận thay đổi, dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất được ghi nhận tại Bắc Giang, Vĩnh Phúc với 52.000 đồng/kg.

Ngược lại, Ninh Bình có giá thu mua lợn hơi thấp nhất là 50.000 đồng/kg. Các địa phương khác có mức giá 51.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 25/12 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Lợn hơi tại khu vực này có giá dao động trong khoảng 48.000 – 49.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá 49.000 đồng được ghi nhận tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, các địa phương gồm Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Thuận ghi nhận mức 49.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 25/12 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Tại miền Nam, giá lợn hơi vẫn giữ nguyên và dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg. Cụ thể, Cà Mau là tỉnh có mức giá cao nhất là 52.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Ngoại trừ Kiên Giang ghi nhận mức giá 51.000 đồng/kg, các địa phương khác trong khu vực ghi nhận mức giá lợn hơi quanh mức 49.000 – 50.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 25/12 tại miền Nam

Theo Cục Chăn nuôi, ước tính cả năm 2023, nước ta nhập khẩu 16,8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (tương đương 6,8 tỷ USD, chưa bao gồm nguyên liệu nguồn gốc từ động vật).

Mặc dù có giảm so với năm 2022 nhưng giá các nguyên liệu chính trong năm 2023 vẫn cao hơn từ 32,4 - 45,6% so với giai đoạn năm 2020.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng do nhu cầu về thịt và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng cao. Cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi có chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo tăng trưởng và năng suất.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam phần lớn đến từ nhập khẩu nước ngoài, ước tính chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước. Đặc biệt theo các chuyên gia ngành thức ăn chăn nuôi, dòng nguyên liệu họ đạm thực vật phải nhập khẩu chiếm gần 90%, như đậu tương là gần 100%.

Có thể bạn quan tâm