Giá USD: Ngân hàng lại tăng mạnh giá mua nhưng giảm giá bán

Sau rất nhiều năm, các ngân hàng quyết định tăng giá USD và giảm giá bán, thu hẹp sự chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra. Còn hôm nay (8/11), tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.688 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua (7/11).

Trong đó, Vietcombank đã tăng giá USD ở chiều mua vào thêm 88 đồng so với hôm qua lên 24.692 đồng/USD, trong khi giá bán USD giảm nhẹ 2 đồng xuống 23.872 đồng/USD.

Như vậy, chênh lệch giá mua vào – bán ra tại ngân hàng này đã được thu hẹp từ 270 đồng/USD xuống còn 180 đồng/USD. Đáng chú ý, Vietcombank đã liên tục duy trì chênh lệch này ở mức 300 đồng/USD suốt 9 tháng đầu năm.

BIDV cũng vừa tăng giá USD lên 78 đồng ở chiều mua vào ở mức 24.672 đồng/USD và giảm 2 đồng ở chiều bán ra xuống 24.872 đồng/USD.

So với cuối ngày hôm qua, VietinBank cũng tăng tăng 57 đồng chiều mua lên mức 24.630 đồng/USD. Chiều ngược lại giảm3 đồng còn 24.872 đồng/USD.

Tương tự, ngân hàng ACB cũng thay đổi giá USD. Giá mua vào USD bằng tiền mặt vẫn giữ nguyên 24.600 đồng/USD và bằng chuyển khoản 24.700 đồng/USD. Giá USD bán ra được điều chỉnh giảm 2 đồng xuống 24.872 đồng/USD để đáp ứng tỷ giá trần.

giá USD
Thời gian gần đây giá USD trên thị trường tự do có xu hướng hạ nhiệt

Tiếp đến là Techcombank, nhưng ngân hàng này cũng không thay đổi nhiều so với phiên trước, hiện niêm yết tỷ giá USD ở mức 24.722-24.870 đồng/USD. Hiện chênh lệch giá mua – bán là 148 đồng/USD.

Thời gian gần đây giá USD trên thị trường tự do có xu hướng hạ nhiệt. Hiện, tỷ giá trên thị trường “chợ đen” phổ biến ở mức 25.220-25.300 đồng/USD, giảm khoảng 150-200 đồng/USD so với tuần trước.

Hôm nay (8/11), tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.688 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.503-24.872 đồng/USD, với biên độ +/-5%.

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, áp lực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối không chỉ là áp lực đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam hội nhập sâu rộng, diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới tác động đến kinh tế và thị trường tiền tệ Việt Nam là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta phải chủ động tâm thế để ứng phó với các diễn biến.

Theo Thống đốc, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, cũng như thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm.

Qua đó sẽ giảm bớt áp lực tiền tệ và tín dụng từ hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, các giải pháp của Chính phủ về tăng cường xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu, thu hút các dòng vốn… cũng giúp cải thiện cung cầu của thị trường ngoại tệ cũng như giảm bớt áp lực tỷ giá.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm