Giá vàng ngày 26/4: Vàng trong nước và thế giới cùng lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/4 bắt đầu có dấu hiệu rơi tự do. Đây là mức thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây do triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng USD mạnh hơn đã làm giảm sức hút của kim loại quý.
Giá vàng ngày 26/4: Vàng trong nước và thế giới cùng lao dốc

Giá vàng thế giới 

6h sáng nay 26/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới trên sàn Kitco Minh ở mức 1.989 USD/ounce, giảm 31 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. 

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần vào phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần do triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và USD mạnh hơn đã làm giảm sức hút của kim loại quý.

Nhà phân tích Carsten Menke của Julius Baer cho biết: “Có vẻ như nỗi sợ hãi về việc tăng lãi suất đã chiếm ưu thế tuyệt đối.

Với nhận định FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp vào tháng 5 tới, các nhà giao dịch trong phiên cuối tuần qua đã đặt cược rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong những tháng tiếp theo để chế ngự lạm phát tăng vọt”.

USD mạnh chính là “khắc tinh” của giá vàng trong bối cảnh hiện nay.

Giá vàng trong nước                   

Giá vàng trong nước rạng sáng 26-4 giảm từ 100.000 đến 500.000 đồng/ lượng. Với mức giảm này, giá vàng trong nước đang về gần ngưỡng 70 triệu đồng/ lượng bán ra.  

Ghi nhận mức giảm mạnh nhất là vàng Maritime Bank. Rạng sáng, vàng Maritime Bank đã mất đi 500.000 đồng ở chiều mua và 410.000 đồng ở chiều bán so với ngày trước đó và giao dịch ở mức 68,86 triệu đồng/ lượng mua vào và 70,39 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tiếp theo là vàng thương hiệu DOJI. Tại Hà Nội, các cơ sở kinh doanh vàng bạc đã điều chỉnh giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán, đưa giá vàng DOJI ở khu vực này xuống lần lượt 69,5 triệu đồng/ lượng và 70,2 triệu đồng/ lượng. Vàng DOJI ở khu vực TP Hồ Chí Minh đang giao dịch ở mức 69,4 triệu đồng/ lượng mua vào và 70,2 triệu đồng/ lượng bán ra, giảm 200.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán so với ngày trước đó.

SJC ở cả 3 khu vực đã giảm 100.000 đồng ở chiều bán nhưng giữ nguyên giá ở chiều mua so với ngày trước đó. Với mức điều chỉnh này, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 69,55 triệu đồng/ lượng mua vào và 70,27 triệu đồng/ lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Cùng đà giảm là giá vàng Phú Quý SJC. Rạng sáng, vàng Phú Quý SJC đang niêm yết ở mức 69,5 triệu đồng/ lượng mua vào và 70,15 triệu đồng/ lượng bán ra, giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 150.000 đồng ở chiều bán so với ngày trước đó.

Với giá vàng trong nước giảm và giá vàng thế giới niêm yết ở Kitco mức 1.899,7 USD/ ounce, (tương đương 52,9 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí)), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng.

Dự báo giá vàng

Vàng giảm giá mạnh nhưng vẫn trụ trên ngưỡng 1.900 USD/ounce. Mặt hàng kim loại quý vẫn là loại tài sản hấp dẫn khi thế giới chứng kiến lạm phát cao. Xu hướng bán vàng để bù lỗ chứng khoán chỉ là hành động ngắn hạn, thường thấy khi thị trường chứng khoán chao đảo. Sức cầu vàng thường tăng trở lại sau đó.

Mặc dù vậy, về ngắn hạn vàng vẫn chịu áp lực từ một đồng USD mạnh hơn.

USD thường tăng nhanh trước thềm mỗi cuộc họp mà khả năng tăng lãi suất cao. USD sau đó lại hạ nhiệt.

Bất ổn địa chính trị vẫn diễn ra ở nhiều nơi và đây là yếu tố có lợi cho vàng.

Xem thêm

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường 'săn' biệt thự ven biển

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường 'săn' biệt thự ven biển

Đỗ Mạnh Cường là cái tên nổi bật trong ngành thời trang Việt Nam đương đại với 2 thương hiệu ứng dụng là DMC by Do Manh Cuong và SIXDO. Anh còn được biết đến bởi phong cách sống có gu và những lựa chọn sành sỏi. Anh vừa tiết lộ mới “săn" thêm biệt thự hướng biển tại NovaWorld Ho Tram.
Phục hồi tuyến đường sắt di sản Phan Rang - Đà Lạt

Phục hồi tuyến đường sắt di sản Phan Rang - Đà Lạt

Mới đây, tại TP Nha Trang diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược “Khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt”. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự khởi đầu của hành trình phục hồi tuyến đường sắt di sản hơn 100 năm của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm