Giám sát người cách ly ngay trên ứng dụng NCOVI

Ứng dụng NCOVI do Bộ Y Tế và Bộ TT&TT chỉ đạo xây dựng, Tập đoàn VNPT và các doanh nghiệp CNTT khác cùng phát triển vừa được cập nhật thêm tính năng giám sát cách ly, để giám sát người cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Ứng dụng NCOVI được Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân sử dụng để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý, đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động và kịp thời.

Ứng dụng NCOVI đang ngày càng được hoàn thiện với nhiều tính năng vượt trội. Mới đây, ứng dụng được cập nhật thêm hai tính năng mới đó là tính năng giám sát cách ly để giám sát người cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Sử dụng công nghệ tiên tiến để điểm danh người cách ly hàng ngày bằng nhận diện khuôn mặt, cảnh báo nếu di chuyển quá 100m so với địa điểm cách ly; Tính năng Quản lý điểm kiểm soát: cho phép người quản lý (admin) tạo các tài khoản người kiểm soát (checker) để thực hiện quét mã QR trên ứng dụng nhằm kiểm soát và phân loại tình trạng của người dân di chuyển ra vào qua các điểm cách ly, điểm kiểm soát như bệnh viện, trường học, công ty... thậm chí cả một tỉnh.

Phiên bản mới nhất của ứng dụng liên tục được cập nhật thêm các tính năng như bản đồ di chuyển của F0 để người dân tránh di chuyển vào những vùng nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao; Phản ánh thông tin người tiếp xúc; Xem bản đồ : Mở rộng (toàn lãnh thổ Việt Nam). Tính năng mở rộng bản đồ giúp xem bản đồ thông tin di chuyển cả F0 trên toàn màn hình; Tính năng khai báo tiếp xúc: Khai báo bản thân cho bản thân hoặc người nhà, phản ánh trường hợp xung quanh mà mình biết có đi từ nước ngoài về hoặc tiếp xúc với trường hợp đi từ nước ngoài về.

Trước đó, ứng dụng NCOVI cũng đã được tích hợp tính năng quét QR code, kiểm tra sức khỏe chéo. Với tính năng này, ngay sau khi khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng NCOVI, người dùng sẽ được cấp một mã QR riêng trên ứng dụng. Mã QR này sẽ ghi lại tình trạng sức khoẻ, lịch trình tiếp xúc của người dùng dựa trên thông tin đã khai báo. Mỗi lần người sử dụng khai báo thông tin thay đổi tình trạng sức khoẻ, lịch trình tiếp xúc, mã QR cũng tự động cập nhật và cho kết quả mới. Theo đó, với tính năng này, người sử dụng có thể thực hiện quét kiểm tra chéo sức khỏe cũng như lịch trình tiếp xúc của người tiếp xúc gần cũng sử dụng ứng dụng NCOVI, qua đó có thể xác định người được kiểm tra có tiếp xúc với bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ hay không. Trong vòng 14 ngày nếu người dùng đã từng tiếp xúc và quét mã QR code được cơ quan y tế xác định nhiễm covid-19 hoặc nằm trong số đối tượng F1, F2 thì cơ quan y tế sẽ liên hệ để tư vấn và hỗ trợ...

Dựa trên dữ liệu được người dùng chia sẻ, hệ thống y tế của Việt Nam sẽ biết được các trường hợp có yếu tố nguy cơ để hỗ trợ kịp thời nhất. Những chỉ dẫn trên ứng dụng NCOVI là thông tin chính thức của nhà nước về tình hình dịch bệnh, mọi thông tin người dân cung cấp trên ứng dụng sẽ được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ mục đích duy nhất là giúp nhân dân chống dịch, không sử dụng cho mục đích thương mại, được bảo đảm an toàn thông tin và bí mật riêng tư cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...