Giao dịch chứng khoán phiên sáng 15/2: Nhóm ngân hàng trở lại, VN-Index tăng hơn 9 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 15/2 tăng điểm khi mở cửa phiên giao dịch, trong bối cảnh chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên giao dịch trước đó 14/2 khi giới đầu tư hướng sự chú ý tới những bình luận từ các quan chức hàng đầu của Fed.
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 15/2: Nhóm ngân hàng trở lại, VN-Index tăng hơn 9 điểm

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 15/2, giao dịch thận trọng với bảng điện tử vẫn bị sắc đỏ lấn át. Dù vậy, VN-Index phần lớn ở trên tham chiếu nhờ các bluechip hoạt động tốt hơn, trong đó, cổ phiếu VIC và VHM là đầu tàu với đóng góp lớn nhất cho chỉ số, mặc dù cả hai chỉ tăng hơn 1,5%.

Cùng với đó là sự phục hồi như kỳ vọng của nhóm ngân hàng, nhưng diễn biến giá của phần lớn các cổ phiếu trong nhóm này vẫn khá chật vật khi chỉ nhích trên dưới 1%, ngoại trừ TPB khi vọt hơn 2,5%.

Ở những nơi khác, đáng chú ý nhất là cặp đôi HAG-HNG, khi bị bán ồ ạt, với HNG giảm hơn 4%, còn HAG tình hình tệ hơn rất nhiều, khi giảm xuống mức giá sàn từ sớm tại 10.750 đồng và dư bán giá sàn tới hơn 24 triệu đơn vị.

Giao dịch thận trọng thấy rõ trong tâm lý nhà đầu tư, khi thanh khoản suy giảm mạnh, lực bán trực chờ khiến thị trường bị sắc đỏ chi phối xuyên suốt cả phiên. Chỉ số VN-Index tăng điểm chỉ nhờ một vài cổ phiếu lớn.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 166 mã tăng và 242 mã giảm, VN-Index tăng 9,20 điểm (+0,63%), lên 1.481,16 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 345,5 triệu đơn vị, giá trị 11.071,9 tỷ đồng, giảm 27% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 23,9 triệu đơn vị, giá trị 1.049,7 tỷ đồng.

Nhóm bluechip hồi phục với rổ VN30 có 20 mã tăng, trong đó, GAS tăng tốt nhất +2,8% lên 119.300 đồng và cũng là cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho VN-Index với hơn 1,6 điểm tích cực. Tiếp theo là VIC khi góp thêm hơn 1,5 điểm, kết phiên VIC +2% lên 83.400 đồng.

Phần còn lại đến từ nhóm ngân hàng, với VPB +2,7% lên 35.950 đồng, STB +2,4% lên 33.650 đồng, TPB +2,3% lên 40.900 đồng, BID +1,7% lên 45.500 đồng, MBB +1,4% lên 32.450 đồng. Các mã khác trong nhóm như CTG, ACB nhích hơn 1%, CTG +0,4%.

Thanh khoản nhóm này vượt trội, với STB và MBB cao nhất và chiếm hai vị trí dẫn đầu toàn sàn HOSE, trong đó, STB khớp 20,8 triệu đơn vị, MBB khớp 13,2 triệu đơn vị. Các cổ phiếu TCB, CTG, VPB cũng nằm trong top thanh khoản cao nhất thị trường.

Hỗ trợ thêm cho chỉ số còn đến từ các mã lớn MSN, VRE, VHM, SAB, PDR, SSI, MWG, GRV, dù đa số chỉ nhích nhẹ.

Ở chiều ngược lại, không mã nào giảm sâu, với HPG mất điểm lớn nhất cũng chỉ -1,4% xuống 45.550 đồng.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phân hóa mạnh với đa số biến động không quá lớn về giá, với những GEX, KBC, APH, ROS, HQC, LDG, FIT, AAA, DXG, ADS, HBC, TCH tăng điểm, khớp từ 1,68 triệu đến 4,87 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại là ITA, KDC, DLG, HHV, DAH, PSH, LCG, QBS và nhóm thép HSG, NKG, TLH, POM chìm trong sắc đỏ.

Một vài cổ phiếu có sự khác biệt lớn, như DIG +5,4% lên 77.800 đồng, khớp 3,48 triệu đơn vị, CII +4,2% lên 27.350 đồng, khớp 4,73 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó là cặp đôi HAG-HNG, với HNG -4,2% xuống 8.530 đồng, khớp 7,97 triệu đơn vị, HAG giảm sàn -6,9% xuống 10.750 đồng, khớp 2,37 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn lên tới hơn 23,5 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có nhịp tăng khá tốt ngay khi mở cửa, nhưng sắc xanh này không giữ được lâu do lực bán gia tăng nhanh khiến chỉ số lùi về quanh tham chiếu và đi ngang cho đến khi kết phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 74 mã tăng và 109 mã giảm, HNX-Index giảm 0,56 điểm (-0,13%), xuống 420,46 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,99 triệu đơn vị, giá trị 599 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,1 triệu đơn vị, giá trị 105,7 tỷ đồng.

Lác đác một vài mã còn tăng đáng chú ý như CEO +2,1% lên 59.700 đồng, SHS +1,3% lên 40.600 đồng, KLF +1,7% lên 5.900 đồng, trong khi TNG, EVS, AAV, PVG, AMV cũng chỉ xanh nhạt.

Trái lại, PVS, IDJ, HUT, IDC, LAS, TVC, TIG giảm điểm, cùng APS, MBG, DL1, BII đứng tham chiếu, trong đó, LAS giảm sâu nhất -3,2% xuống 18.400 đồng, IDJ -2,1% xuống 28.100 đồng…

Giao dịch cũng khá thưa thớt với PVS phiên này thanh khoản cao nhất cũng chỉ có hơn 4,4 triệu đơn vị, tiếp theo là CEO, khớp 2,91 triệu đơn vị, KLF khớp 2,03 triệu đơn vị, SHS khớp 1,42 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, áp lực phân hóa từ sớm chỉ số UpCoM-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong suốt cả phiên.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 110,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30,1 triệu đơn vị, giá trị 699 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,55 triệu đơn vị, giá trị 19,2 tỷ đồng.

Các cổ phiếu thanh khoản lớn chỉ còn DTE, DDV giữ sắc xanh, còn lại đều về dưới tham chiếu.

Đáng kể như BSR -2,9% xuống 27.100 đồng, khớp lệnh dẫn đầu và vượt trội phần còn lại với 13,1 triệu đơn vị, ABB giảm 1,7% xuống 17.300 đồng, khớp hơn 1,63 triệu đơn vị, OIL -2,6% xuống 18.500 đồng, khớp 1,22 triệu đơn vị.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 19,35 điểm (1,31%) lên 1.491,31 điểm, VN30-Index tăng 21,46 điểm (1,43%) đạt 1.526,53 điểm.

Nếu như thị trường phiên sáng được kéo xanh chủ yếu nhờ nỗ lực của một số cổ phiếu trụ nhóm ngân hàng, bất động sản, dầu khí thì sang đến phiên chiều đà tăng đã lan rộng hơn đến nhiều cổ phiếu midcap.

Thậm chí sắc xanh còn lan tỏa sang nhiều nhóm ngành khác như chứng khoán, bán lẻ, xây dựng & vật liệu, bia & đồ uống.

Tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, bộ đôi HNG và HAG bất ngờ lấy lại sắc xanh. Cụ thể, hơn 24 triệu cổ phiếu HAG giá sàn đã được giải cứu, thậm chí có thời điểm chạm trần ở mốc 12.300 đồng/cp. Mã HNG hiện cũng đang xanh nhẹ trên tham chiếu.

Xem thêm

CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco bán hết 1 triệu cổ phiếu quỹ

CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco bán hết 1 triệu cổ phiếu quỹ

CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco (HOSE: VTO) thông báo đã bán khớp lệnh toàn bộ 1 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian 13/01-07/02/2022. Với mức giá giao dịch bình quân là 11.934 đồng/cổ phiếu, ước tính VTO thu về được gần 12 tỷ đồng từ thương vụ này.

Có thể bạn quan tâm