Giao dịch “khống” thẻ tín dụng: NHNN ra tay

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấn chỉnh hoạt động phát hành thẻ tín dụng, giao dịch nhằm ngăn chặn các giao dịch “khống” gây méo mó thị trường.
Giao dịch “khống” thẻ tín dụng: NHNN ra tay

NHNN "tuýt còi" hoạt động sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch khống, rút tiền mặt.Ảnh: Thanh Niên

Ngày 5/12/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 9325/NHNN-TT gửi các tổ chức phát hành thẻ, các tổ chức thanh toán thẻ, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh việc sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch khống.

Vì thời gian gần đây, xảy ra hiện tượng đơn vị chấp nhận thẻ cung ứng cho chủ thẻ tín dụng dịch vụ rút tiền mặt qua thiết bị chấp nhận thẻ (POS/mPOS) hoặc thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để rút tiền mặt, mà không phát sinh việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Đây là hành vi giao dịch khống, bị cấm theo quy định của pháp luật, có nguy cơ phát sinh rủi ro, ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của thị trường thẻ tại Việt Nam.

Do đó, Thống đốc NHNN yêu cầu:

+ Các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ tiến hành rà soát, đánh giá, lựa chọn các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có năng lực, uy tín khi ký kết hợp đồng; có quy trình, nghiệp vụ theo dõi, giám sát chặt chẽ các giao dịch thẻ tín dụng nhằm không để xảy ra hành vi bị cấm…

+ Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, thủ tục, hồ sơ và hợp đồng phát hành thẻ tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định về cấp tín dụng đối với khách hàng.

+ Nghiêm cấm các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch khống bằng thẻ tín dụng dưới mọi hình thức (qua đơn vị chấp nhận thẻ, ví điện tử…); có quy trình theo dõi, giám sát chặt chẽ các giao dịch thẻ tín dụng để không xảy ra giao dịch khống.

+ NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng; lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) đối với các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đơn vị chấp nhận thẻ xảy ra giao dịch khống.

Khi phát hiện hành vi giao dịch khống, các đơn vị nêu trên cần báo cáo kịp thời về NHNN (Vụ Thanh toán và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về hành vi giao dịch khống; tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt; cảnh báo rủi ro cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và ngân hàng.

Hải Hà

>> VIDEO- Tràn lan dịch vụ rút tiền Thẻ tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...