Gilimex đề xuất đầu tư KCN 726 ha tại Đồng Tháp

Gilimex đề xuất về quy hoạch phân khu khu công nghiệp Gilimex Đồng Tháp có diện tích 726 ha, tọa lạc tại ba xã của huyện Lấp Vò là Định An, Định Yên và Bình Thành.
Gilimex đề xuất đầu tư KCN 726 ha tại Đồng Tháp

CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex – Mã: GIL) vừa có báo cáo đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp về quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Gilimex Đồng Tháp.

Cụ thể, phân khu Khu công nghiệp Gilimex Đồng Tháp có diện tích 726 ha, tọa lạc tại ba xã của huyện Lấp Vò là Định An, Định Yên và Bình Thành. Qua khảo sát, tại đây có khoảng 40 hộ dân sinh sống, đất chủ yếu sản xuất nông nghiệp.

Khu công nghiệp dự kiến phát triển công nghiệp nhẹ, sạch, xanh, thân thiện với môi trường, các ngành áp dụng sản xuất tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao.

Nhà đầu tư đề xuất UBND tỉnh Đồng Tháp cho phép lồng ghép phương án đề xuất ý tưởng quy hoạch dự án khu công nghiệp nói trên vào nội dung quy hoạch tỉnh Đồng Tháp, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và mong muốn được thực hiện dự án này.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đề nghị nhà đầu tư sớm hoàn chỉnh lại dự án, trong đó làm rõ lĩnh vực hoạt động, có đánh giá tác động về xã hội, kinh tế và môi trường của dự án; quan tâm đến bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng quy hoạch dự án.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cũng thống nhất sẽ bổ sung dự án khu công nghiệp Gilimex Đồng Tháp vào quy hoạch tỉnh.

Trước đó, tháng 6/2021, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp, CTCP Khu công nghiệp Gilimex (Gilimex IP) đã đề xuất đầu tư khu công nghiệp quy mô 674 ha tại huyện Lấp Vò.

Cụ thể, doanh nghiệp mong muốn đầu tư khu công nghiệp đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp thuộc ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ hiện đại, phục vụ cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm chủ lực, có ưu thế cạnh tranh của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022.

Trong quý I, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 64%, lên 1.416,9 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng tăng 68% nên lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 245,15 tỷ đồng, tăng 46%.

Kỳ này, doanh thu tài chính của GIL tăng 159%, lên 37,15 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, các chi phí cũng đồng loạt tăng: chi phí tài chính tăng 187%, chi phí bán hàng tăng 86% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11%.

Kết quả, GIL đem về 107,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 51% so với thực hiện quý I/2021.

Tại thời điểm 31/03/2022, tổng tài sản doanh nghiệp ghi nhận hơn 4.030 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 24%, lên hơn 594 tỷ đồng (trong đó, GIL vẫn đang sở hữu hơn 2,3 triệu cổ phiếu GMC với giá trị hơn 61 tỷ đồng và một số cổ phiếu khác). Hàng tồn kho cũng tăng nhẹ lên 752 tỷ đồng.

Mặt khác, nợ phải trả tăng 7%, lên 2.235,8 tỷ đồng; riêng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 694 tỷ đồng và 76 tỷ đồng.

Mới đây, GIL đã thông qua việc lùi thời gian họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 để Công ty chuẩn bị tài liệu và công tác phục vụ đại hội. Thời gian họp chậm nhất là ngày 30/6.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên 6/5 cổ phiếu GIL đang giao dịch ở mức 78.100 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Chuyện gì đang xảy ra ở Gilimex?

Chuyện gì đang xảy ra ở Gilimex?

Chia cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt 25%. Năm 2017, GIL đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 75 – 85 tỷ đồng.Nhưng GIL phải tiến hành đại hội đồng cổ đông lần 2 với tỷ lệ tham dự thấp, một số cổ đông lớn khô

Có thể bạn quan tâm

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Đại lộ Hồng Ngọc nối thẳng ra biển Bãi Dài, đường Ngọc Trai kết nối gần hơn tới Sân bay quốc tế Cam Ranh, đường Ngọc Xanh Biển kết nối trực tiếp đến loạt đại tiện ích điểm đến nhộn nhịp, 3 trục đường huyết mạch này đều nối thẳng về nhà phố biển Sông Town – CaraWorld...