Giữa “bão” giá sàn, Vietjet Air bất ngờ xin nới room ngoại

Vietjet Air dự kiến sẽ trình ĐHCĐ thường niên 2017 thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt trên mức 30% hiện tại.
Giữa “bão” giá sàn, Vietjet Air bất ngờ xin nới room ngoại

Theo công bố, ĐHCĐ thường niên 2017 của CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã: VJC) dự kiến tổ chức ngày 20/4 tới đây tại TP.HCM. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 4/4/2017.

Hội đồng quản trị Vietjet vừa công bố tài liệu, các tờ trình lên ĐHCĐ về các vấn đề: kết quả kinh doanh 2016 và kế hoạch 2017, phân phối lợi nhuận, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài, bầu nhân sự HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới…

Đáng chú ý, HĐQT sẽ trình xin ý kiến cổ đông về chủ trương tăng “room” sở hữu khối ngoại lên trên mức 30% hiện tại. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng trong hàng chục phiên với tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vietjet lên 25,76%.

Trước đó, thời điểm lên sàn tháng 12/2016, Vietjet đã chào bán 44,8 triệu cổ phiếu VJC, chiếm gần 15% vốn điều lệ cho các nhà đầu tư tổ chức, có tên tuổi như: Morgan Stanley, GIC, Dragon Capital, Mirae, VinaCapital... Giá chào bán chỉ ở mức 84.400 đồng/CP. Nhưng ngay sau khi lên sàn, VJC gây choáng cho giới đầu tư bởi tốc độ tăng giá “chóng mặt”, chạm đỉnh ở mức 137.500 đồng/CP, tức tăng 62,9% chi trong vòng 1 tháng niêm yết.

Hiện, VJC là một trong số các cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường, biến động giá lớn và có xu hướng tăng dần đều trong nhiều phiên liên tiếp. Trong phiên sáng nay 10/4, cổ phiếu VJC tiếp tục tăng lên mức 129.400 đồng/CP.

Cũng tại ĐHCĐ thường niên ngày 20/4 tới, Vietjet Air sẽ công bố báo cáo của ban điều hành, HĐQT và Ban kiểm soát về hoạt động năm 2016 và kế hoạch 2017, phương án phân phối lợi nhuận. Năm 2016, công ty ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối đạt gần 1.500 tỷ đồng.

Sau đợt phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ, nguồn vốn thặng dư của Vietjet sẽ có thêm hơn 1.660 tỷ đồng trong tháng 3 vừa qua.

Vietjet dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động ESOP.

Năm 2017, Vietjet dự kiến tổ chức bầu lại các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2017-2022 và trình cổ đông sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty…

Thông tin Vietjet triệu tập họp ĐHCĐ vào giữa lúc thị trường đang xôn xao, tranh cãi về đề xuất áp giá sàn vé máy bay của một hãng hàng không. Đề xuất này được cho là nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về giá dịch vụ vận chuyển hàng không trên các tuyến bay nội địa. Trong đó, với chiến lược kinh doanh hàng không giá rẻ, Vietjet Air liên tục đưa ra nhiều chính sách bán vé giá hấp dẫn, thậm chí giá vé 0 đồng để cạnh tranh thu hút khách hàng.

Hiện, Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa theo 3 phương án:

- Giữ nguyên như hiện nay: Áp giá trần- giá sàn 0 đồng

- Bỏ giá trần, tăng giá sàn trên mức 0 đồng

- Bỏ cả giá trần và giá sà

Hải Hà

>> Vietjet Air cần “hút” thêm 194 triệu USD vốn

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm, giá dầu nhích nhẹ

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm, giá dầu nhích nhẹ

Phố Wall đóng cửa giảm vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư thận trọng trước những dữ liệu trái chiều, đồng thời chuẩn bị cho một tuần sắp tới với nhiều công bố kinh tế quan trọng và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

S&P 500 lập kỷ lục mới nhờ Netflix

S&P 500 lập kỷ lục mới nhờ Netflix

Các chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt tăng điểm vào thứ Tư khi nhà đầu tư hào hứng trước báo cáo hàng quý của Netflix và kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) của Tổng thống Mỹ Donald Trump…

Giải ngân đón sóng hồi phục của thị trường khi kỳ nghỉ Tết kết thúc

Giải ngân đón sóng hồi phục của thị trường khi kỳ nghỉ Tết kết thúc

Nhà đầu tư thực hiện hóa một phần lợi nhuận để lấy sức mua và giải ngân trở lại đón sóng hồi phục của thị trường sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc, với trọng tâm là các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tích cực trong năm 2025 nhưng đã điều chỉnh sâu trong những phiên trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch...

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Diễn biến của thị trường không có nhiều điểm nhấn và áp lực chốt lời cũng chỉ gia tăng đáng kể khi chỉ số tiến gần tới vùng kháng cự, nhiều khả năng trạng thái giằng co sẽ chưa sớm kết thúc và dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi thông tin kết quả kinh doanh được hé lộ dần...