Đây là sự kiện ghi dấu mối quan hệ giữa GMO-Z.com RUNSYSTEM và VINASA chung tay cùng Hiệp hội gánh vác sứ mệnh “Xung kích Chuyển đổi số Quốc gia - Chia sẻ và kết nối”. Theo đó, GMO-Z.com RUNSYSTEM sẽ tài trợ 02 hạng mục dịch vụ công nghệ thông tin và giải pháp tự động hóa nghiệp vụ RPA cho VINASA.
Đặc biệt Công ty còn cung cấp cho VINASA giải pháp Robot phần mềm SmartRPA (Công cụ tự động hóa nghiệp vụ) để thay thế nhân sự, giảm tải các thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong nghiệp vụ hàng ngày của Hiệp hội, giúp gia tăng hiệu suất, giảm thiểu các lỗi phát sinh do con người.
SmartRPA là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi GMO-Z.com RUNSYSTEM có thể dễ dàng áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác nhau, giúp tự động hóa công việc văn phòng, tăng hiệu quả công việc bởi khả năng làm việc không ngày nghỉ 24/7 mà không hề phàn nàn, trung thành tuyệt đối, giảm tối đa rủi ro, giảm 83% chi phí nhưng tăng 900% năng suất. Bên cạnh đó, việc kết hợp với giải pháp nhận dạng chữ viết SmartOCR (sản phẩm đạt TOP10 Sao Khuê 2019 của GMO) cũng giúp cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký VINASA cho biết: "VINASA và GMO-Z.com RUNSYSTEM đã đồng hành cùng nhau 15 năm qua, từ những ngày đầu tiên GMO-Z.com RUNSYSTEM được thành lập bởi những Kỹ sư trẻ từ Nhật Bản trở về nước - cũng là một trong những doanh nghiệp CN Việt đầu tiên mở lối tiên phong thị trường Nhật Bản".
GMO-Z.com RUNSYSTEM cũng luôn là một trong những hội viên tích cực, tham gia hầu hết các hoạt động của VINASA tổ chức như các chương trình xúc tiến thương mại thị trường Nhật Bản, Diễn đàn trong nước để quảng bá hình ảnh, phát triển thị trường, hay những giải thưởng để khẳng định uy tín của các sản phẩm dịch vụ, và của chính công ty.
Hơn thế, Founder, Lãnh đạo của công ty là TGĐ Ngô Văn Tẩu, hiện giờ là Phó TGĐ Nguyễn Tấn Minh còn tham gia VINASA trong vai trò Phó Chủ tịch Ủy Ban Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) từ những năm đầu thành lập VJC năm 2007. Đây chính là Ủy ban tiên phong trong thúc đẩy hợp tác CNTT Việt - Nhật trong suốt hơn một thập kỷ qua, thiết lập mối quan hệ với hơn 30 tổ chức CNTT tại Nhật, tạo ra chuỗi sự kiện XTTM thường niên, góp phần đưa Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản.
Sự đồng hành và đóng góp như vậy của một doanh nghiệp cho một tổ chức là hết sức tuyệt vời. VINASA cũng đã ghi nhận nhưng thành tích bằng những bằng khen của Hiệp hội dành cho GMO-Z.com RUNSYSTEM trong những năm qua.
Từ năm 2018, VINASA và các doanh nghiệp hội viên đã tự đặt cho mình sứ mệnh: là lực lượng tiên phong, xung kích trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Và đương nhiên, VINASA và các doanh nghiệp hội viên đang nỗ lực hết mình để không chỉ tự chuyển đổi đổi số cho mình và còn giúp khách hàng của Chúng tôi - các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác, và cả các đổi tác quốc tế.
GMO-Z.com RUNSYSTEM trong hơn 3 năm gần đây đã có những bước chuyển biến được các chuyên gia VINASA đánh giá là rất mạnh mẽ. Không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT cho thị trường Nhật và cung cấp các dịch vụ Internet nữa, trên nền tảng tích lũy kinh nghiệm, công nghệ làm cho đối tác Nhật nhiều năm, GMO đã đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số. Một loạt các sản phẩm phẩm dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã được ghi nhật như: SmartOCR (top 10 Sao Khuê 2019), SmartRPA - một trong những RPA tiên phong tại Việt nam, SmartEKYC (Sao khuê 2020)...
Lịch sử đồng hành và Nền tảng công nghệ chính là cơ sở để VINASA lựa chọn GMO-Z.com RUNSYSTEM là đối tác công nghệ trong quá trình chuyển đổi số nội bộ VINASA. Chúng tôi sẽ không chỉ được sử dụng những dịch vụ internet hàng đầu từ GMO như Cloud, Tên miền, Web services... mà còn một loạt những công cụ tự động hóa quy trình (RPA), Nền tảng AI khách giải quyết các bài toán riêng của Hiệp hội.
Những công nghệ đắc lực này sẽ giúp VINASA đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, đưa ra những hoạt động mới, những dịch vụ mới hỗ trợ hiệu quả hơn nữa cho sự phát triển của các doanh nghiệp Hội viên nói riêng và ngành CNTT Việt Nam nói chung, bà Nguyễn Thị Thu Giang đánh giá.