Gỗ Trường Thành sáp nhập Sứ Thiên Thanh của bầu Thắng, tỷ lệ 8,21:1

ĐHCĐ bất thường CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) sẽ nhận sáp nhập CTCP Sứ Thiên Thanh, tỷ lệ 8,21:1 (8,21 cổ phần cổ phiếu TTF hoán đổi 1 cổ phiếu Sứ Thiên Thanh).
Gỗ Trường Thành sáp nhập Sứ Thiên Thanh của bầu Thắng, tỷ lệ 8,21:1

Trong đó, đơn vị thẩm định giá độc lập đã định giá giá cổ phiếu Sứ Thiên Thanh 30.600 đồng/CP, còn định giá cổ phiếu TTF là 3.747 đồng/CP.

Nhận sáp nhập công ty của “bầu Thắng”

Với tỷ lệ trên, TTF dự kiến phát hành thêm 96,59 triệu cổ phiếu để hoán đổi, vốn điều lệ sau phát hành tăng lên gần 3.112 tỷ đồng.

Trả lời chất vấn của cổ đông về tỷ lệ hoán đổi, đại diện TTF cho biết, dựa trên nhiều yếu tố và nhiều phương pháp. Chẳng hạn, Sứ Thiên Thanh có lô đất mặt tiền 5 ha ở Dĩ An, Bình Dương, quy đổi ra giá thị trường thì rất cao, nhưng đây là lô đất thuê trả tiền hàng năm. Do vậy, đơn vị định giá đã định giá thấp hơn giá thị trường, nhưng tính ra giá trị vẫn còn rất lớn.

Ngoài ra, Sứ Thiên Thanh đã có thương hiệu lâu năm cũng tính vào định giá.

Đối với TTF cũng tương tự, dựa trên thẩm định đánh giá tình hình hiện tại cũng như xem xét các yếu tố về diễn biến giá cổ phiếu. Kết quả, đơn vị thẩm định giá độc lập đã định giá giá cổ phiếu Sứ Thiên Thanh 30.600 đồng/CP, còn định giá cổ phiếu TTF là 3.747 đồng/cp.

Dự kiến sau sáp nhập, TTF và Sứ Thiên Thanh sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, trong đó Sứ Thiên Thanh là công ty con do TTF sở hữu 100% vốn. Sau sáp nhập, Sứ Thiên Thanh đặt kế hoạch năm 2019 với doanh thu 252,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,8 tỷ đồng

Thông tin trên website của Sứ Thiên Thanh cho biết, cổ đông lớn nhất sở hữu 47,27% vốn tại Công ty là CTCP Đồng Tâm - công ty do ông Võ Quốc Thắng (còn được biết đến là “bầu Thắng”) làm Chủ tịch HĐQT.

Sứ Thiên Thanh có vốn điều lệ 117,65 tỷ đồng, ngành nghề hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh sản phẩm gốm sứ. Sau sáp nhập thông qua hoán đổi, CTCP Đồng Tâm sẽ sở hữu khoảng 20% vốn tại TTF.

Giai đoạn 2015-2017, doanh thu Sứ Thiên Thanh có sự tăng trưởng, từ mức hơn 138,3 tỷ đồng năm 2015 lên 159,3 tỷ đồng năm 2017. Nhưng lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm dần qua các năm, từ mức 12,58 tỷ đồng năm 2015, giảm về 8,15 tỷ đồng năm 2016 và chỉ còn 0,75 tỷ đồng năm 2017.

Con số kế hoạch lợi nhuận năm 2018 cũng khá khiêm tốn, chỉ 5,11 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2017, Sứ Thiên Thanh có tổng tài sản là 135,85 tỷ đồng, Vốn chủ sở hữu hơn 56 tỷ đồng.

Và vì sao lại là Sứ Thiên Thanh?

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT TTF cho biết, từ đầu năm đến nay, TTF đã tiếp xúc 10 doanh nghiệp khác nhau trong cùng ngành gỗ nhưng những đơn vị đó chưa đạt được sự đồng thuận tuyệt đối để sáp nhập.

Công ty Sứ Thiên Thanh thực chất có mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Đồng Tâm, tuổi đời lớn hơn TTF và nổi tiếng trong ngành gốm sứ.

“Ngoài ra, quan hệ cá nhân giữa tôi và anh Thắng là những người bạn, mới đây tôi có giới thiệu một tập đoàn nước ngoài cho Sứ Thiên Thanh và xem là hoạt động hợp tác đầu tiên”, ông Tín nói.

Ông Tín cho biết thêm, việc có thêm sản phẩm giúp TTF có thể mở rộng chuỗi cung ứng cho toàn bộ các công trình, bởi chủ đầu tư cũng mong muốn chỉ phải làm việc với 1 đầu mới. TTF còn nhiều kế hoạch để hợp tác với Đồng Tâm và cả các nhà cung cấp lớn khác để làm đối tác chiến lược.

“Đó cũng là lý do chọn tên mới cho công ty là Total Furniture”, ông Tín chia sẻ. Ngoài ra, ông Tín cũng tiết lộ thêm, đang làm việc với một đối tác nước ngoài lớn, nổi tiếng trên thế giới, nếu tích cực, khoảng 3 tháng nữa cổ đông sẽ nhận được thông tin từ TTF.

Theo Phan Hằng/Đầu tư chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...