Gojek cam kết “Ba không” vào năm 2030

Gojek - nền tảng thanh toán và dịch vụ di động theo yêu cầu hàng đầu Đông Nam Á - hôm nay đã công bố cam kết “Ba Không” (Three Zeros) vào năm 2030: Không xả khí thải gây ô nhiễm, Không rác thải và Không rào cản.
Đối tác tài xế Gojek Việt Nam
Đối tác tài xế Gojek Việt Nam

Gojek đã công bố những cam kết này trong bản Báo cáo Bền vững hàng năm đầu tiên - báo cáo này nêu chi tiết về tiến độ thực hiện và hướng đi trong thời gian tới liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Tập trung vào những lĩnh vực có thể tạo ra tác động lớn tích cực nhất cho tất cả các bên trong các vấn đề môi trường và xã hội được quan tâm nhất, cách tiếp cận của Gojek sẽ xoay quanh ba chủ đề cụ thể: Môi trường bền vững (GoGreener) để đạt mục tiêu không khí thải gây ô nhiễm và không rác thải, tiến bộ kinh tế-xã hội (GoForward), và bình đẳng và hòa nhập (GoTogether) để đạt được không rào cản.

Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của Gojek là báo cáo đầu tiên do một công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ ở Đông Nam Á thực hiện, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các thông tin công bố trong tài liệu này đã được PricewaterhouseCoopers (PwC) Indonesia kiểm định. Gojek đang dẫn đầu ngành công nghệ của khu vực trong việc tích hợp các thông lệ tốt nhất của ESG trong hoạt động kinh doanh của mình, và tự nguyện công bố về kết quả hoạt động liên quan đến các vấn đề ESG.

Gojek đã đạt được những bước tiến đáng kể đối với các mục tiêu, và những tiến bộ này sẽ được xem xét và công bố hàng năm.

Báo cáo cũng thể hiện các cam kết của Gojek trong việc hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs). Để đảm bảo trách nhiệm giải trình cao hơn, Gojek cũng đang thành lập Hội đồng Tư vấn Bền vững, bao gồm các chuyên gia khách quan đến từ các tổ chức khác nhau, bao gồm UN Women, ASEAN Centre of Energy (Trung tâm năng lượng ASEAN), University of Indonesia (Đại học Indonesia)…

“Để có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian chưa đầy 10 năm, chúng tôi phải hành động ngay từ bây giờ. Bằng cách ứng dụng khoa học tốt nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn và chứng nhận toàn cầu, đồng thời áp dụng cách tiếp cận theo hướng dữ liệu trong phương pháp luận, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chiến lược của mình mạnh mẽ, phù hợp và mang lại tác động lớn nhất có thể. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không thể đạt được điều này một mình, và sẽ tận dụng mạng lưới các đối tác cùng chí hướng để đẩy nhanh tiến độ thông qua năng lực và kiến thức chuyên môn mang tính đổi mới, sáng tạo.” Bà Tanah Sullivan, Giám đốc Bền vững của tập đoàn Gojek cho biết.

“Các tiêu chuẩn Sáng kiến ​​Báo cáo Toàn cầu (GRI) - là tiêu chuẩn báo cáo được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới - không chỉ là một loại mẫu báo cáo, mà quan trọng hơn, nó cung cấp cho các tổ chức một ngôn ngữ chung toàn cầu để đặt ra các mục tiêu bền vững, và thường xuyên đo lường, phân tích và báo cáo về tiến độ của các doanh nghiệp, và dựa vào đó họ có thể liên tục nâng cao tính bền vững. Các tiêu chuẩn GRI khuyến khích các công ty tập trung vào các vấn đề phản ánh tác động bền vững quan trọng nhất của họ thông qua việc sử dụng dữ liệu định lượng, đánh giá tường thuật và các hệ thống dựa trên chỉ số.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...