Grab lên tiếng về khoản lỗ gần 1.000 tỷ đồng

Có mặt tại Việt Nam từ tháng 2/2014, theo báo cáo tài chính của Grab, tổng doanh thu 3 năm 2014-2016 là 1.755 tỷ đồng.
Grab lên tiếng về khoản lỗ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng cục Thuế xác nhận, Grab Việt Nam hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế trong 3 năm 2014-2015-2016. Tính tiêng 10 tháng năm 2017, Grab đã nộp Ngân sách Nhà nước tổng cộng 142,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau ba năm hoạt động tại Việt Nam, Grab cũng đã lỗ 938 tỷ đồng, ông Đặng Duy Khanh, Phó vụ trưởng Thanh tra, Tổng cục Thuế tiết lộ.

Grab bác bỏ thông tin chuyển tiền ra nước ngoài

Lý giải về con số lỗ này, đại diện Grab cho hay, doanh thu của công ty là phí kết nối cuốc xe tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng cước phí dịch vụ vận tải trong khoảng từ 0-25%.

"Trong giai đoạn những năm đầu tiên kinh doanh, doanh thu của Grab được tạo ra trong giai đoạn phát triển ban đầu này chủ yếu được sử dụng để tái đầu tư vào hoạt động của công ty, tăng giá trị thương hiệu và nhận thức về thương hiệu; nghiên cứu phát triển", đại diện công ty này khẳng định.

Trả lời câu hỏi, có hay không việc Grab chuyển 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài như tố cáo của Hiệp hội Taxi Hà Nội? Đại diện Grab khẳng định thông tin này hoàn toàn không có cơ sở.

"Ngoài việc tuân thủ chính sách thuế, Grab còn chịu sự giám sát của các ngân hàng thương mại Việt Nam mà Grab mở tài khoản. Việc giao dịch của chúng tôi tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động thương mại, quản lý ngoại hối", đại diện Grab nói.

Làm rõ cơ cấu thuế của Grab tại Việt Nam

Thông tin thêm về cơ cấu nộp thuế, Grab Việt Nam cho hay, hiện, Grab cung cấp dịch vụ kết nối vận tải cho 3 loại phương tiện là xe hợp đồng điện tử, xe taxi và xe môtô hai bánh.

Đối với xe hợp đồng điện tử - Grabcar: Doanh thu của công ty là phí kết nối cuốc xe tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng cước phí dịch vụ vận tải trong khoảng từ 0-25%. Grab phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có cho khoản thu này.

Nghĩa vụ thuế đối với đối tác vận tải, công ty tự thực hiện nộp thuế theo quy định cho khoản thu nhập từ cuốc xe. Hợp tác xã cũng tự nộp thuế theo quy định.

Đối với xe taxi - Grabtaxi, Grab đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có cho khoản thu là phí kết nối cuốc xe tính theo mức phí cố định có từ 3.000 - 10.000 đồng. Đối tác vận tải là công ty taxi phải tự nộp thuế theo quy định cho khoản thu nhập từ cuốc xe.

Còn với Grabbike, Grab phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản thu là phí kết nối cuốc xe tính theo tỷ lệ phần trăm tổng cước phí dịch vụ vận tải trong khoảng từ 0-20%. Grab cũng thu hộ và nộp hộ toàn bộ thuế cho lái xe. 

"Toàn bộ các giao dịch của Grab đều được ghi nhận chính xác, trung thực và đầy đủ qua hệ thống kiểm soát tự động. Hệ thống giao dịch cho phép cơ quan chức năng xác minh nghĩa vụ thuế tới từng chuyến xe, tài xế, biển số xe, lịch sử hành trình… Từ tháng 1/2017, hàng tháng dữ liệu của Grab được gửi về cơ quan quản lý thuế để theo dõi trực tiếp", đại diện Grab nói.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…