Theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC áp dụng đối với cấp phòng thuộc UBND quận, huyện, thị xã được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 29 tiêu chí và 22 tiêu chí thành phần; bao gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành sẽ có 6 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần; Tổ chức thực hiện các VBQPPL, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên có 4 tiêu chí; Cải cách TTHC: 6 tiêu chí và 4 tiêu chí thành phần; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính có 2 tiêu chí; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: 5 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần; Cải cách tài chính công: 4 tiêu chí; Hiện đại hóa hành chính: 2 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần.
Thang điểm đánh giá của Chỉ số CCHC là 100; Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học (nếu có) là 30/100.
Các tiêu chí, tiêu chí thành phần có thể được đánh giá thông qua thẩm định điểm tự chấm hoặc thông qua Điều tra xã hội học (ĐT XHH). Trong đó, ĐT XHH được khuyến khích thực hiện, không bắt buộc. Tùy điều kiện, nguồn lực của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án, quy mô điều tra phù hợp. Trong trường hợp UBND các quận, huyện, thị xã không tổ chức ĐT XHH, kết quả thẩm định điểm tự chấm là kết quả chỉ số, được quy về thang điểm 100, đơn vị tính là %.
Để đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính, các phòng chuyên môn và tương đương thuộc UBND các quận, huyện, thị xã cần tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của phòng theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Bộ Chỉ số CCHC áp dụng đối với cấp phòng và hướng dẫn của UBND các quận, huyện, thị xã ban hành.
>> Năm 2018, Hà Nội đã đơn giản, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính