Hà Nội có gần 2.300 doanh nghiệp thành lập mới

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 1, TP. Hà Nội có 2.253 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021.
Hà Nội có gần 2.300 doanh nghiệp thành lập mới

Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 20,2 nghìn tỷ đồng, giảm 5%; thực hiện thủ tục giải thể cho 296 doanh nghiệp, giảm 3%; 6.967 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 9%; 4.583 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 58%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vũ Duy Tuấn cho biết, về giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong năm 2022, TP. Hà Nội sẽ tập trung khắc phục những chỉ tiêu chưa đạt của năm 2021, đẩy nhanh phục hồi phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng nông thôn mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền,… Đặc biệt, chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 1, thành phố Hà Nội có 25 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 4,8 triệu USD.

Bên cạnh đó, có 6 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn bổ sung đạt 98,4 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 12 lượt, đạt gần 339 triệu USD. Vốn đầu tư FDI tăng đột biến do nhà đầu tư Nhật Bản góp vốn hơn 300 triệu USD vào Công ty kinh doanh bất động sản MV2 Việt Nam.

Trong tháng 12/2021, TP. Hà Nội có 21 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 11,8 triệu USD; có 10 dự án đầu tư được điều chỉnh tăng vốn với số vốn đầu tư đăng ký đạt 14,3 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 31 lượt, đạt 4,5 triệu USD.

Xem thêm

Hơn 67.000 doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm 2021

Hơn 67.000 doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm 2021

Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 67,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.