Hà Nội đặt kế hoạch giảm diện tích nông nghiệp

Hà Nội định hướng đến năm 2030, diện tích canh tác lúa còn khoảng 55.000ha, sản lượng lúa hàng năm ít nhất 660.000 tấn để đảm bảo an ninh lương thực...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền ký ban hành triển khai chương trình hành động số 19-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho người dân cư trú, sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn Thủ đô đến năm 2030.

Theo kế hoạch này, diện tích trồng lúa của Hà Nội sẽ giảm, định hướng đến năm 2030, diện tích canh tác lúa còn khoảng 55.000ha, tương đương 110.000ha diện tích gieo trồng 2 vụ lúa. 

Sản lượng lúa hàng năm trong giai đoạn đến 2030 ít nhất là 660.000 tấn, đủ để bảo đảm an ninh lương thực, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối.

Trong khi đó, diện tích trồng lúa 2 vụ cảa năm 2022 khoảng 158.500 ha, sản lượng sản lượng đạt 952.700 nghìn tấn.

Như vậy, Hà Nội đang đặt mục tiêu giảm cả về diện tích trồng lúa và sản lượng.

đảm bảo an ninh lương thực
Đến năm 2030, Hà Nội dự kiến còn khoảng 55.000ha canh tác lúa

Để đạt được mục tiêu trên, UBND thành phố đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền về công tác bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, an ninh lương thực.

Tiếp tục cơ cấu lại để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đối mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực là nhiệm vụ, giải pháp thứ 3 Hà Nội hướng đến.

Thêm vào đó là nâng cao khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn, bảo đảm dinh dưỡng. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ nghiên cứu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ.

3 nhiệm vụ cuối cùng theo kế hoạch của thành phố nhằm cụ thể hoá mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh lương thực. Trong đó quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Đồng thời, thực hiện thu hút các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.

Có thể bạn quan tâm