Giải bài toán an ninh lương thực quốc gia thời đại dịch Covid-19

Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, doanh nghiệp có liên quan nên dịch bệnh đã được đẩy lùi, bài toán về an ninh lương thực quốc gia đã được giải quyết một cách rốt ráo, triệt để...
Giải bài toán an ninh lương thực quốc gia thời đại dịch Covid-19

Cùng với đó, mọi rào cản về xuất khẩu gạo đã được dỡ bỏ nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho người trồng lúa và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo

Như đã đưa tin trong các bài báo trước, sau khi lệnh cấm xuất gạo được áp dụng từ 0 giờ ngày 24/03/2020. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành lương thực đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng và các bộ ngành bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ bị phạt hợp đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, ngày 24/03/2020, Bộ Công Thương đã có công văn hoả tốc số 2011 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm dừng lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Mọi rào cản về xuất khẩu gạo đã được dỡ bỏ
Mọi rào cản về xuất khẩu gạo đã được dỡ bỏ

Nhận được kiến nghị của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, ngày 25/03, Thủ tướng đã giao bộ này chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, đánh giá nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định.

Sau khi kiểm tra, rà soát, ngày 06/04, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký công văn số 2412 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 04 và tháng 05/2020. Từ cơ sở này, ngày 10/04, Thủ tướng đã cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 04/2020 và tăng dự trữ gạo trong nước từ 300 nghìn tấn lên 700 nghìn tấn như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Vậy nhưng bất ngờ đã xảy ra, theo kiến nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và hàng chục doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo gửi Thủ tướng và các bộ ngành có liên quan thì việc mở tờ khai xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo lúc 0 giờ ngày 12/04 đã xảy ra nhiều bất cập, có dấu hiệu trục lợi chính sách…

Theo đó, ngày 15/04, Văn phòng Chính phủ có công văn số 2969/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 04/2020. Trong đó nêu cụ thể vể quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống.

Trước những bất cập nêu trên, ngày 17/04, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1152 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm rõ phản ánh của doanh nghiệp trong việc đăng ký tờ khai hải quan như: Thương nhân không được thông báo về thời gian bắt đầu tiếp nhận tờ khai xuất khẩu nên không đăng ký được kịp thời, hoặc không tiếp cận được hệ thống (báo lỗi); cá biệt có trường hợp đã đăng ký được nhưng sau đó lại bị mất tờ khai trên hệ thống…

Chưa hết, ngày 20/04, Bộ Tài chính có liên tiếp 02 công văn 4763, 4764 gửi Bộ Công an và Tổng cục Hải quan về việc điều tra, xác minh thông tin tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu gạo và làm rõ có hay không sự tác động của công chức hải quan với hoạt động này.

Chỉ đạo quyết liệt gỡ khó cho doanh nghiệp

Để gỡ khó cho doanh nghiệp, tại cuộc họp Chính phủ ngày 20/04, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 05/2020 cho những doanh nghiệp có gạo tồn đọng tại cảng trước ngày 24/03 nhưng chưa mở được tờ khai hải quan.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 05/2020 cho những doanh nghiệp có gạo tồn đọng tại cảng trước ngày 24/03
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 05/2020 cho những doanh nghiệp có gạo tồn đọng tại cảng trước ngày 24/03

Mặt khác, Phó Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo nếp trợ lại bình thường và không tính vào hạn ngạch tháng 04. Yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN-PTNT rà soát, đánh giá tổng thể cung cầu thị trường trong nước để điều hành xuất khẩu, đảm bảo không để xảy ra thiếu hụt.

Sự quyết liệt còn được thể hiện rõ hơn khi cùng ngày 20/04, Văn phòng Chính phủ có công văn hoả tốc số 3112/VPCP-V.I thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các qui định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua theo Nghị định 107 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 121, số 2827, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.

Đồng thời làm rõ thông tin báo chí phản ánh về việc công khai, minh bạch liên quan đến việc làm thủ tục hải quan và việc đăng ký mở tờ khai hải quan khi xuất khẩu gạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 06/2020.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 163 của Văn phòng Chính phủ, chiều ngày 24/04, Tổng cục Hải quan có công văn hỏa tốc số 2638/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan về việc chính thức cho đăng ký tờ khai hải quan từ 0 giờ ngày 25/04 đến hết ngày 30/04/2020 đối với lô hàng 17.380,02 tấn gạo tồn ở cảng trước ngày 24/3/2020.

Để xuất khẩu đủ số lượng 100 nghìn tấn theo chỉ đạo tại Thông báo 163 nêu trên, cùng ngày 24/04, Liên Bộ Công Thương, Tài chính đã có công văn kiến nghị Thủ tướng cho phép đưa 55.446,68 tấn gạo tồn đọng tại cảng từ ngày 24/03 đến ngày 21/04 và bổ sung thêm 27.173,3 tấn vào hạn ngạch xuất khẩu tháng 04/2020... (nghĩa là cộng dồn số lượng 17.380,02 tấn tồn trước ngày 24/03 + 55.446,68 tấn tồn sau ngày 24/03 + 27.173,3 tấn đăng ký mới = 100 nghìn tấn tạm ứng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trình Dũng).

Đẩy lùi dịch bệnh, ổn định an ninh lương thực quốc gia

Phát biểu khai mạc buổi họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 28/04, Thủ tướng cho biết, năm 2020, chúng ta có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Do tình hình dịch Covid-19 và thiên tai, hạn hán, nhiều nước đã dừng xuất khẩu gạo để đề phòng tình trạng khan hiếm lương thực có thể xảy ra. Vì thế, chúng ta đã có chủ trương xuất khẩu có kiểm soát để xem xét tình hình sản xuất vụ Đông Xuân, Hè Thu, xem sản lượng, diện tích, năng suất cụ thể để trước hết bảo đảm lương thực cho đất nước 100 triệu dân, đề phòng bất trắc xảy ra. Đây là việc làm cần thiết.

Thủ tướng cho biết, trong những ngày qua, đã cử các đoàn công tác của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi nắm tình hình các tỉnh và nghe các tỉnh phản ánh việc sản xuất lúa ở địa bàn mình. Năm nay, điều đáng mừng là trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL, nhưng do quyết tâm của các địa phương, sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta đã chuyển thời vụ sớm, có cơ cấu cây trồng hợp lý, cho nên, năm nay, được mùa lúa.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại cuộc họp, sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc. Riêng vùng ĐBSCL, vụ Đông Xuân tới nay về cơ bản đã thu hoạch xong 1,54 triệu ha gieo trồng, sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn thóc. Sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ, lượng thóc còn dư có thể xuất khẩu trong năm nay là khoảng 13,54 triệu tấn, tương đương khoảng 6,5-6,7 triệu tấn gạo.

Bộ Công Thương cho biết, đến cuối tháng 04/2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 03 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên. Tính đến trưa ngày 26/04, các doanh nghiệp đã thực xuất được 185.634,59 tấn (chiếm 46,41% tổng lượng hạn ngạch), còn 214.365,14 tấn đã đăng ký nhưng chưa xuất khẩu (chiếm 53,59%). Số lượng gạo đã được đưa vào cảng trước ngày 24/03/2020 nhưng chưa đăng ký được tờ khai là 17.380,02 tấn; Số lượng gạo đã được đưa vào cảng từ ngày 24/03/2020 đến hết ngày 21/04/2020 nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan là 55.446,68 tấn.

Căn cứ bối cảnh trong nước và ngoài nước, xét mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong thời điểm khó khăn nhất đã đạt được, trên cơ sở các số liệu mới nhất về cung – cầu gạo trong nước trước khi bước vào vụ Hè Thu, Bộ Công Thương và các bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng kể từ ngày 01/05/2020, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương cho rằng, việc cho xuất khẩu bình thường trở lại dựa trên các số liệu cập nhật cho thấy, với tổng lượng gạo có thể xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng gạo dự kiến xuất khẩu trong 04 tháng đầu năm, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 05 tới giữa tháng 06 (thời điểm vụ Hè Thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn (chưa tính lượng gạo hàng hóa được bổ sung từ thu hoạch sớm tại 1 số vùng trong nửa cuối tháng 05, dự kiến khoảng 100 nghìn ha).

Qua theo dõi của Bộ Công Thương, trong vòng 05 năm trở lại đây, với năng lực thông quan của các cảng/cửa khẩu quốc tế hiện nay, cả nước chưa khi nào xuất khẩu được 700 nghìn tấn gạo/tháng. Như vậy, kể cả trong trường hợp tháng 05 xuất khẩu được 700 nghìn tấn, vẫn còn tồn ít nhất là 600 nghìn tấn trong nửa đầu tháng 06, trước khi được bổ sung nguồn cung từ vụ Hè Thu thu hoạch rộ.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, nước ta đã cơ bản đẩy lùi được Ccovid-19 ở Việt Nam, bảo đảm an toàn căn bản cho người dân, số ca nhiễm thấp, không có người tử vong. Cần tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giao thương mạnh mẽ kể cả đẩy mạnh du lịch nội địa với một số yêu cầu cụ thể. Việc tổ chức sản xuất, hoạt động bình thường của người dân là yêu cầu cấp bách để bảo đảm việc làm, thu nhập, tăng trưởng.

Về vấn đề xuất khẩu gạo, Thủ tướng khẳng định, lương thực là một cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, thời tiết bất thường, cần phải bảo đảm an ninh lương thực, không để đầu cơ, nâng giá, thiếu thốn lương thực. Cùng với an ninh lương thực, bảo đảm xuất khẩu lương thực để bảo đảm quyền lợi của người trồng lúa.

Thủ tướng cho rằng, chúng ta đạt nhiều thành tích nhưng có một số trục trặc trong điều hành, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần nâng cao trách nhiệm, chủ trì các cân đối lớn, phối hợp tốt với nhau để bảo đảm an ninh lương thực, xuất khẩu lương thực tốt hơn, thuận lợi hơn.

Đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người sản xuất

Sau khi nghe báo cáo của đoàn công tác liên ngành do Bộ Công Thương trình bày tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo từ tháng 05/2020. Theo đó, từ ngày 01/05/2020 cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp.
Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo trong tháng 05 - 06 và các tháng tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp. Bộ Tài chính thực hiện mua đủ dự trữ quốc gia về gạo.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ liên quan theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự trữ, xuất khẩu; nếu xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia thì báo cáo ngay Thủ tướng để có biện pháp xử lý phù hợp. Trong quá trình điều hành, cần lắng nghe ý kiến đầy đủ của các địa phương sản xuất lúa gạo lớn, các doanh nghiệp sản xuất lớn và người dân.

Bộ Công Thương đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% quy định tại Nghị định 107. Đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp thương nhân không thực hiện, cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương rà soát Nghị định 107 để đề xuất sửa đổi, khắc phục các bất cập đã và đang phát sinh trong thực tế, trong đó, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” của một số doanh nghiệp, “không có kho, không có cơ sở gì hay vừa qua, có tình trạng, qua khai tờ khai hải quan, có một số doanh nghiệp không làm xuất khẩu tranh thủ đăng ký hạn ngạch”.

Bộ Tài chính cần rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách và thực hiện đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia để có giải pháp phù hợp. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo.

Cần phải nói thêm rằng, việc giải bài toán an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và hạn xâm nhập mặn còn nhiều lúng túng, bất cập nhưng nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nên dịch bệnh đã được đẩy lùi, mọi khó khăn về an ninh lương thực và tình hình xuất khẩu gạo đã được khắc phục nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người sản xuất và doanh nghiệp.

Xem thêm

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra xuất khẩu gạo

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra xuất khẩu gạo

Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo để làm rõ có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực nhằm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không tính hạn ngạch

Đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không tính hạn ngạch

Sáng nay, Bộ Công Thương đã chủ trì Hội nghị về việc rà soát lượng gạo hàng hóa tồn đọng tại cảng nhằm phục vụ công tác điều hành XK gạo. Lãnh đạo nhiều địa phương tại ĐBSCL và các DN tham dự cùng đồng loạt đề xuất cho XK trở lại và không tính hạn ngạch.
Bộ Công Thương kiến nghị cho xuất khẩu gạo bình thường từ 01/05

Bộ Công Thương kiến nghị cho xuất khẩu gạo bình thường từ 01/05

Trong bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 27/4, Bộ Công Thương đề xuất cho phép hoạt động XK gạo trở lại bình thường từ ngày 1/5 và duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã XK trong 6 tháng trước đó...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...